Ẩm thực hôm nay

Món ăn Thuốc có đan sâm

Đan sâm vị đắng, tính hơi hàn; vào kinh tâm, can; có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, lương huyết, tiêu ung, dưỡng huyết an thần, thanh nhiệt trừ phiền.
đan sâm còn gọi huyết căn, xích sâm, huyết sâm, tử đan sâm, là rễ khô của cây đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge.), thuộc họ Bạc hà (Lamiaceae). đan sâm có hợp chất phenol, diterpen, ox-sitosterol, tanin, vitamin E...; có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn, xúc tiến tái sinh tái tạo tổ chức, chống thiếu máu cơ tim, làm giảm huyết áp, đường huyết; phục hồi chức năng gan và dự phòng xơ hóa gan, giảm mỡ máu.

đan sâm vị đắng, tính hơi hàn; vào kinh tâm, can; có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, lương huyết, tiêu ung, dưỡng huyết an thần, thanh nhiệt trừ phiền. Trị đau tức ngực (hung tý tâm thống), có các khối tích kết (trưng hà tích tụ), kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh. Hiện nay, đan sâm là vị Thuốc bảo vệ cơ tim, chống rối loạn về chức năng và chuyển hóa cơ tim gây bởi thiếu hụt ôxy, phục hồi chức năng gan và dự phòng xơ hóa gan. Liều dùng, cách dùng: 10-30g; có thể đến 60g bằng cách nấu, sắc, ngâm ướp.

Dưới đây là một số món ăn Thuốcđan sâm:

Gà hầm tam thất đan sâm: gà mái 1 con (1kg), đan sâm 30g, tam thất 15g. Gà làm sạch, cho hai vị Thuốc vào trong bụng gà khâu buộc lại, hầm cách thủy cho chín nhừ, thêm gia vị ăn. Dùng cho người đau vùng liên sườn, hạ sườn, đau lưng, thắt lưng, đau quặn bụng do co cứng cơ, chấn thương đụng giập gây huyết ứ bầm giập.

Ếch hầm đan sâm: ếch 1 con, đan sâm 15g. Ếch làm sạch, cho đan sâm trong bụng ếch buộc lại, thêm ít nước cho hầm cách thủy chín nhừ, thêm gia vị. Ngày ăn 1 lần. Dùng cho người xơ gan cổ trướng có ứ huyết xuất huyết.

Cháo đan sâm đào nhân: đan sâm 30g, gạo tẻ 60g, đào nhân 10g. đan sâm sắc lấy nước, cho gạo vo sạch và đào nhân vào nấu cháo. Mỗi ngày ăn 1 lần, liên tục trong 4 tuần. Dùng cho người viêm tắc động mạch đầu chi.

Rượu đan sâm: đan sâm 30g, rượu trắng 500ml, ngâm trong 7 ngày. Mỗi ngày uống 20-30ml; ngày 2-3 lần, khi bị mất ngủ, đau đầu do động kinh, thần kinh suy nhược, di chứng chấn thương não.

Xi-rô đan sâm hồng táo: đan sâm 30g, hồng táo 5 quả (tách bỏ hột). Cả hai dược liệu cùng nghiền nát vụn, mỗi lần lấy 10g (khoảng 1/4) khuấy với nước sôi cho thêm chút đường uống, ngày làm 4 lần. Liên tục 4 tuần. Dùng cho các bệnh nhân viêm tắc động mạch đầu chi.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận. Không dùng chung với lê lô (phản lê lô).

BS. Tiểu Lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/mon-an-thuoc-co-dan-sam-n131268.html)

Chủ đề liên quan:

bài thuốc đan sâm món ăn

Tin cùng nội dung

  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Các bài Thuốc trừ phong dùng để chữa các chứng bệnh do nội phong và ngoại phong gây ra.
  • Thuốc tả hạ là những bài Thuốc có tác dụng làm thông đại tiện: bài trừ tích trệ ở trường vị, trừ thực nhiệt, trục thủy âm do tích trệ ở tỳ vị, thực nhiệt kẽ ở bên trong, ứ nước, hàn tích và táo bón gây ra bệnh.
  • Các bài Thuốc hòa giải có tác dụng sơ tiết, điều hòa khí cơ, tạng phủ dùng để chữa chứng cảm mạo thuộc kinh thiếu dương, chứng can tỳ bất hòa, bất hòa và bệnh sốt rét.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Thuốc hành khí và giáng khí được dùng để chữa các chứng bệnh khí trệ, khí uất, khí nghịch do khí trệ ở tỳ vị, can khí uất kết, vị khí nghịch, phế khí nghịch, co cứng các cơ gây ra.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Thuốc cố áp có tác dụng cầm mồ hôi, chữa di tinh, di niệu và cầm ỉa chảy, do các nguyên nhân khí hư, tỳ hư, thận hư gây ra. Các bài Thuốc cố sáp được tạo thành do các Thuốc cố sáp: cầm mồ hôi, cố tinh sáp niệu, cầm ỉa chảy với các Thuốc bổ khí, dương âm thanh nhiệt.
  • I. Các bài Thuốc tân ôn giải biểu Các bài Thuốc tân ôn giải biểu có tác dụng phát tán phong hàn chữa các chứng bệnh gây do ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh, phát sốt, đầu, gáy cứng, đau chân tay, mình đau mỏi, miệng không khát, có mồ hôi hay không có mồ hôi rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phủ khẩn hay phù hoãn.
  • Các bài Thuốc chữa mụn nhọt viêm tấy gồm các vị Thuốc thanh, nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết có tác dụng giải độc tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY