Tâm sự hôm nay

Một ca bệnh khó ở bệnh viện

Buổi chiều hôm ấy, sau giờ làm việc thay vì trở về nhà, chúng tôi đã nán lại bệnh viện, mấy anh chị em cắm phim chụp cắt lớp vi tính lên đèn đọc phim. Và chúng tôi nhận ra, ẩn chứa bên trong bức ảnh đen trắng tưởng như vô hồn ấy, là những thông tin bí mật về số phận của một con người.
một ca bệnh khó ở bệnh viện">một ca bệnh khó ở bệnh viện (Phần 3)

Có thể bạn nghĩ rằng, bác sĩ chỉ biết nhìn vào căn bệnh mà kê đơn Thu*c. Thực tế không phải vậy, nếu trong môi trường y khoa có bác sĩ như thế, thì đó sẽ là bác sĩ nghèo nhất trong số các bác sĩ.

Khi bác sĩ đến bên giường bệnh, những tri thức y khoa là cần thiết, nhưng trái tim của người bác sĩ cũng phải không ngừng thôi thúc sự tò mò, giục giã sự trăn trở vô hạn, để tìm ra những căn nguyên gây bệnh ẩn chứa đằng sau nó. Và trong trường hợp của bệnh nhân Lan, sự tò mò và trăn trở ấy đã trở thành một chuỗi hành động của “tình con người”, mà y học chỉ là một phương thức để kết nối tình cảm giữa thầy Thu*c với bệnh nhân.

Trong câu chuyện tôi đang kể, thì mối “liên kết” đầu tiên được thực hiện bởi một nữ đồng nghiệp của tôi, chị là bác sĩ chẩn đoán hình ảnh.

Tôi nhớ mãi đêm ấy, chị đã gọi điện cho tôi cả tiếng đồng hồ để nói chuyện về trường hợp của Lan. Chị đã siêu âm đi siêu âm lại, đã xem kĩ phim chụp cắt lớp vi tính, thấy có một khối u lớn chèn vào D2 tá tràng, gây giãn toàn bộ dạ dày, làm cho Lan nôn hết tất cả những gì sau khi em ăn xong.

Rất nhiều chẩn đoán được đặt ra: từ lành tính như tá tràng đôi, u tế bào mầm, u quái; cho đến các khối u ác tính dù hiếm gặp nhất cũng được các bác sĩ nhắc đến khi hội chẩn. Và dù là tổn thương gì chăng nữa, thì với thể trạng suy kiệt da bọc xương của em Lan, sau một cuộc đại phẫu thuật nhiều khả năng là cắt khối tá tụy, thì cơ hội sống của em cũng gần như không có.

Vậy chúng tôi phải làm gì để cứu sống em?

Trước một bản án tử hình, khi biết mọi cố gắng của bác sĩ đều bó tay với số phận, gia đình Lan tuyệt vọng, họ hàng ép mẹ Lan kí vào đơn không đồng ý mổ và xin về. Bác sĩ nữ đồng nghiệp của tôi đã bị sốc, chị dành thật nhiều thời gian bên mẹ Lan để động viên an ủi, nhưng chị không thể thuyết phục nổi vì người mẹ ấy đã kiệt sức nên đành buông xuôi số phận.

Khi thấy người chú và người bác họ đến “cướp” Lan, tôi đã nắm tay người mẹ trẻ mà nói rằng “Chị hãy tin tôi đi, tôi sẽ làm được điều gì đó cho con gái chị, tôi hứa sẽ trả cháu về với mẹ”. Suốt đêm hôm đó tôi mất ngủ, tôi hối hận vì đã gieo vào người mẹ một niềm tin mà tôi đang nói dối. Nhưng quả thật là tôi muốn một điều gì đó tích cực hơn là những suy nghĩ bế tắc.

Buổi chiều hôm ấy, sau giờ làm việc thay vì trở về nhà, chúng tôi đã nán lại bệnh viện, mấy anh chị em cắm phim chụp cắt lớp vi tính lên đèn đọc phim. Và chúng tôi nhận ra, ẩn chứa bên trong bức ảnh đen trắng tưởng như vô hồn ấy, là những thông tin bí mật về số phận của một con người. Nhiệm vụ của chúng tôi là phải bằng mọi cách lôi những bí mật ấy ra ngoài ánh sáng để giúp cho số phận con người ấy trở nên tốt hơn, hạnh phúc và hữu ích hơn.

Sau khi thống nhất những điều bất hợp lí trên phim so với chẩn đoán, chúng tôi hỏi lại Lan những câu chuyện của em từ 3 năm về trước. Lan kể có lần thấy em trai trượt trượt chân ngã, cô bé lao vội đến giữ em nên không may đập bụng vào thành bể. Dù đau lắm nhưng không muốn bố mẹ lo lắng, chiều ấy em vẫn nấu cơm như bình thường, chỉ mấy ngày sau đó thì em đau bụng nhưng rồi cũng qua…

Câu chuyện của Lan chính là manh mối để chúng tôi nghĩ đến một khối máu tụ ở khu vực D2 tá tràng, đã tạo thành nang và tổ chức hóa phần nào làm cho tất cả các bác sĩ nhầm với khối u. Tia hi vọng đã nhen nhóm, chúng tôi bắt đầu thực hiện việc kết nối với các bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm nhất trong viện để có thể thực hiện ca mổ một cách hoàn hảo nhất.

Rời bệnh viện khi đã gần 10 giờ đêm, tôi không thể quên hình ảnh người mẹ trẻ ngồi bên đứa co gái 11 tuổi chỉ còn da bọc xương, với hơi thở ì ạch, bụng chướng căng; hình ảnh ấy là một thực tế đau đớn đủ sức làm tắt đi mọi tia hi vọng…

(Còn nữa)

Bác sĩ

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-mot-ca-benh-kho-o-benh-vien-15007.html)

Tin cùng nội dung

  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Bác sĩ cho em hỏi khám ngực ở bệnh viện nào uy tín vậy ạ? (Thanh Tuyền – TPHCM)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Em muốn mua bảo hiểm y tế của bệnh viện da liễu TPHCM, vậy em có thể mua ngay tại BV không ạ? Nếu có thể thì được lấy ngay không và giá bao nhiêu vậy ạ? Em rất mong nhận được phản hồi từ mangyte, em xin cám ơn. (Anh Vân - tranong...@gmail.com)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi