Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Một thao tác truy cập tất cả lịch sử khám bệnh, tiền sử dùng Thuốc, dị ứng... đề rõ ràng

Chiều 26/11, đoàn công tác của Bộ Y tế đã có buổi khảo sát về hiệu quả ứng dụng nền tảng quản lý thông tin tại các Trạm y tế (gọi tắt là V20- Phần mềm tích hợp các mô-đun liên quan đến hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ của người dân) trên địa bàn TP.HCM.

Tại Trạm y tế (TYT) phường 15, quận Tân Bình, TP.HCM, BS.CK1 Châu Quang Khải - Trưởng TYT cho biết, hiện nay tại trạm đang quản lý khoảng 300 hồ sơ sức khoẻ, lượng bệnh hàng ngày khoảng vài chục bệnh, chủ yếu là các bệnh không lây nhiễm, tiêm chủng, sơ cấp cứu ban đầu… Cách đây 2 năm, tại TYT đã triển khai ứng dụng phần mềm Vnpthis (là phần mềm thuộc dự án V20 do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT thực hiện). So với trước đó, công tác quản lý chuyên môn, báo cáo số liệu tại trạm phải sử dụng nhiều hệ thống phần mềm khác, việc kích hoạt và sử dụng mỗi phần mềm này mất rất nhiều thời gian.

BS.CK1 Châu Quang Khải báo cáo sau 2 năm triển khai phần mềm. Ảnh: H.T

“hiện nay, tại trạm chỉ sử dụng 1 phần mềm duy nhất, tích hợp và liên thông tất cả các dữ liệu khác đã đem lại nhiều lợi ích cho người dân và nhân viên y tế. đối với nhân viên y tế, dễ dàng truy cập các thông tin như tiền sử bệnh, tiền sử sử dụng Thuốc, tiền sử dị ứng Thuốc, đã khám tại những cơ sở y tế nào… dựa trên đó các bác sĩ dễ dàng chẩn đoán đúng bệnh và chỉ định Thuốc phù hợp với thể trạng của người bệnh, hạn chế tối đa các sai sót trong chỉ định Thuốc và can thiệp y khoa. bên cạnh đó, công tác báo cáo lên tuyến quản lý cũng trở nên thuận tiện, đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian nhiều hơn so với trước đây. đối với người bệnh, tiết kiệm được thời gian, tăng sự hài lòng và tin tưởng vào nhân viên y tế, đem lại hiệu quả điều trị cao hơn” - bs khải chia sẻ.

Theo ông tăng chí thượng - phó giám đốc sở y tế tp.hcm, hiện nay cả ngành y tế từ cấp sở đến các bệnh viện thành phố, bệnh viện tuyến quận huyện đến tuyến trung tâm y tế, thấp nhất là tyt đang quyết tâm thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn cũng như công tác quản lý. “phần mềm v20 do vnpt và viettell viết, chúng tôi đã phối hợp thực hiện ứng dụng này cho công tác quản lý tại 100 tyt trên địa bàn trong hơn 1 năm qua. trước đó, chúng tôi thống kê tại mỗi trạm có hơn 80 quyển sổ, để ghi chép lại các số liệu, hoạt động chuyên môn. hiện nay thay thế cho 80 quyển sổ đó là phần mềm này”.

Chánh văn phòng Bộ Y tế Hà Anh Đức cùng đại diện Sở Y tế TP.HCM khảo sát việc sử dụng phầm mềm CNTT tại TYT phường 15. Ảnh: H.T

Đánh giá về lợi ích khi ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin tại tyt, ông thượng nhấn mạnh thêm: “bước đầu công tác thực hiện taij các tyt đã khá ổn định, các nhân viên tại trạm đã làm quen được với ứng dụng và thấy rõ được hiệu quả của nó. tuy nhiên, phần mềm này chỉ thực sự phát huy hiệu quả lớn hơn nửa khi triển khai đồng bộ tất cả 319 tyt của thành phố… với tinh thần chỉ đạo quyết liệt của thủ tướng chính phủ và bộ y tế, ngành y tế thành phố sẽ tham mưu cho ubnd tp, phấn đấu trong vòng 1 năm tiếp theo sẽ triển khai đồng bộ tại tất cả các tyt trên địa bàn. đây là bước hết sức quan trọng để tạo ra nguồn dữ liệu chung về công tác khám chữa bệnh ban đầu tại tất cả các tyt”.

Tại buổi khảo sát, chánh văn phòng bộ y tế hà anh đức chia sẻ: hiện nay trên toàn quốc có khoảng 11.500 tyt, trong đó khoảng 7.300 trạm tyt đã và đang cài đặt phần mềm của vntp, khoảng 3.300 tyt triển khai phần mềm của viettel khoảng, còn lại do các đơn vị tư nhân khác thực hiện. ông đức lưu ý đối với các đơn vị tyt: “khi triển khai, cơ sở phải đảm bảo dù sử dụng phần mềm của đơn vị nào phải thống nhất các yêu cầu: chỉ sử dụng một phần mềm tích hợp được các phần mềm còn lại; phải đáp ứng được chuẩn đầu ra của bộ y tế và được liên thông với nền tảng quản lý thông tin dưới cơ sở. v20 được đặt ở cơ quan trung ương là bộ y tế, thực hiện quản lý tất cả tyt toàn quốc và điều hành sẽ được phân cấp phù hợp với chuyên môn của từng đơn vị. thông qua đó, mang đến nhiều thuận lợi cho nhân viên y tế trong công tác chuyên môn, quản lý, hướng đến hài lòng người bệnh. người bệnh được chăm sóc, điều trị tốt nhất…"

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/mot-thao-tac-truy-cap-tat-ca-lich-su-kham-benh-tien-su-dung-thuoc-di-ung-de-ro-rang-n183417.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn gặp các dấu hiệu sau khi ăn chuối, bạn có thể đang bị dị ứng chuối.
  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY