Đó là những giải pháp được ngành y tế TP.HCM đưa ra, nhằm đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, đặc biệt là người cao tuổi và người mắc các bệnh mãn tính, trong bối cảnh hạn chế tập trung đi lại.
Ngoài việc nhân viên bệnh viện gọi điện, có nhiều bệnh nhân chủ động gọi để hỏi về bệnh lý của mình. Đa phần họ đều hoan nghênh hưởng ứng cách xử lý này. Trước mắt đã có nhiều gia đình đến để lãnh Thu*c cho người bệnh.
Mang trong mình cùng lúc 3 căn bệnh cao huyết áp, tiểu đường và tim thiếu máu cục bộ, suốt 3 năm qua ông Vũ Đình Chữ (83 tuổi, ngụ Q.4) thường xuyên được con gái đưa đến Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn thăm khám, nhận Thu*c BHYT mỗi tháng một lần.
Thế nhưng từ ngày dịch COVID-19 bùng phát, việc thăm khám bị gián đoạn. Trong lúc đang bối rối về bệnh tình của cha mình, chị Vũ Thanh Thúy (con gái ông Chữ) nhận được điện thoại hỏi thăm, tư vấn từ phía bệnh viện.
"Nhân viên bệnh viện tư vấn rất tận tình. Nhận thấy bệnh lý ông ổn định nên bệnh viện quyết định cấp phát Thu*c sử dụng một tháng, tôi vừa ghé bệnh viện để lấy Thu*c cho ông. Với người cao tuổi, bệnh tình ổn định như bố tôi nếu được tư vấn, thăm khám tại nhà như vậy là điều quá tốt" - chị Thúy chia sẻ.
Đó chỉ là một trường hợp điển hình mà bệnh nhân không cần đến bệnh viện vẫn được tư vấn sức khỏe, kê toa Thu*c. Theo thống kê của Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, trong ngày 7 và 8-4, đơn vị trực tiếp tư vấn bệnh lý qua điện thoại cho 5 trường hợp bệnh nhân trên 80 tuổi khác ở các quận 4, 7, 8, Phú Nhuận và Bình Tân.
Đặc điểm chung ở những bệnh nhân cao tuổi này là đều mắc các bệnh về tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim, thoái hóa khớp, tăng lipid máu hỗn hợp... Các trường hợp này đều không phải đến bệnh viện thăm khám lấy Thu*c như trước mà được người thân thay mặt đến bệnh viện để nhận Thu*c điều trị tại nhà.
Bác sĩ Nguyễn Khắc Vui, phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, cho biết để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh trong mùa dịch, bệnh viện đã triển khai việc khám chữa bệnh (KCB) tại nhà hoặc gọi điện thoại tư vấn để cho toa. "Nếu tư vấn bệnh thấy ổn, bác sĩ chỉ cần cho lại toa cũ, người nhà đến bệnh viện để lấy Thu*c. Còn trường hợp bệnh tình có biểu hiện bất thường, cần phải được thăm khám thêm thì lúc đó mới tính đến chuyện cử bác sĩ đến nhà hoặc yêu cầu nhập viện tùy vào tình hình cụ thể" - bác sĩ Vui nói.
Riêng Bệnh viện Q.Thủ Đức là một trong số ít bệnh viện của TP.HCM có thời gian nhận tư vấn khám bệnh tại nhà cho người cao tuổi hoạt động liên tục, từ 6h-21h từ thứ hai đến chủ nhật. Đến nay sau ba ngày triển khai, bệnh viện đã tư vấn cho 70 bệnh nhân qua điện thoại, chăm sóc tại nhà. "Nay người bệnh phần nào đã an tâm bởi được tư vấn và thậm chí được khám bệnh tại nhà thay vì đến bệnh viện vừa dễ lây bệnh" - bác sĩ Hoàng Văn Dũng, phó trưởng phòng kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện Q.Thủ Đức), chia sẻ.
Theo bác sĩ Dũng, bệnh nhân được tư vấn khám bệnh tại nhà chủ yếu là người cao tuổi bị các bệnh mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp... Trong số này đa phần được tư vấn qua điện thoại, một số trường hợp đặc biệt đơn vị sẽ cử bác sĩ xuống tận nhà thăm khám, kê toa và sau đó người nhà lên bệnh viện để làm thủ tục lấy Thu*c cho người bệnh.
"Thời gian cấp toa Thu*c tùy thuộc nhiều yếu tố. Như trước đây cấp toa Thu*c 1 tháng/lần, nhưng do dịch bệnh có thể giãn thời gian ra 2 tháng/lần. Tuy nhiên chỉ trường hợp người bị bệnh mãn tính ổn định và đang điều trị định kỳ bằng hồ sơ bệnh án ngoại trú của bệnh viện mới có thể được xem xét cấp toa Thu*c 2 tháng/lần, vì nếu quá lâu không tốt cho người bệnh" - bác sĩ Dũng nói.
Theo Sở Y tế TP.HCM, đến nay trên toàn TP.HCM có tất cả 56 bệnh viện mà người cao tuổi có thể đăng ký KCB tại nhà. Trong đó có 21 bệnh viện TP, 22 bệnh viện quận huyện và 13 bệnh viện tư nhân. Đa số các bệnh viện này đều hoạt động từ thứ hai đến thứ sáu trong tuần, một số ít bệnh viện hoạt động đến thứ bảy. Đặc biệt trong số này có Bệnh viện Q.Thủ Đức hoạt động từ 6h-21h từ thứ hai đến chủ nhật, Bệnh viện Xuyên Á hoạt động từ 7h-15h từ thứ hai đến chủ nhật.
Việc KCB tại nhà được xác định đối với người cao tuổi (trên 80 tuổi, có thẻ BHYT) mắc các bệnh mãn tính ổn định, không có điều kiện đi thăm khám ở các cơ sở y tế công lập. Ngoài ra với người không có BHYT, độ tuổi áp dụng là trên 60 tuổi, mắc các bệnh thông thường không cần nhập viện điều trị, bệnh lý mãn tính ổn định.
Ngày 7-4, Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn tạm thời quản lý sức khỏe người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính tại tuyến y tế cơ sở. "Chính phủ và ngành y tế luôn coi người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính là đối tượng ưu tiên trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19" - ông Lương Ngọc Khuê, trưởng ban biên soạn tài liệu, khẳng định. Các đối tượng được khuyến cáo hỗ trợ quản lý, chăm sóc sức khỏe tại tuyến y tế cơ sở trong hướng dẫn này là người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) và người mắc một số bệnh mãn tính, bệnh nặng (ở bất cứ độ tuổi nào) tại cộng đồng.
Theo quy định, người nhà có thể đến nhận Thu*c định kỳ cho bệnh nhân tại trạm y tế. Người lãnh Thu*c chỉ cần cung cấp thẻ BHYT, CMND/căn cước công dân của bệnh nhân (hoặc người được ủy quyền lãnh thay), sổ điều trị ngoại trú/giấy hẹn tái khám, đơn Thu*c gần nhất.
Ngoài ra, trong các trường hợp cần thiết (người bệnh không có khả năng đi lại, người bệnh có diễn biến bệnh đột ngột nặng, người bệnh đang cách ly tại nhà, địa bàn người bệnh sống bị phong tỏa...) sẽ được nhân viên y tế thăm khám, cấp phát Thu*c tại nhà, với thời gian cấp phát Thu*c một đợt kéo dài không quá ba tháng.
Chủ đề liên quan:
bệnh mãn tính Covid 19 khám bệnh khám bệnh tại nhà người cao tuổi ở nhà phòng chống dịch bệnh tư vấn sức khỏe