Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Mùi tây, kích thích hệ thần kinh

Mùi tây kích thích chung và hệ thần kinh, chống thiếu máu, chống còi xương, chống hoạt huyết, chống khô mắt, giúp khai vị, dễ tiêu hoá, giải độc, lọc máu, lợi tiểu, điều hoà kinh nguyệt

Mùi tây, Rau mùi tây - Petroselinum crispum (Mill.) Nym. ex Airy Shaw (P. sativum Hoflin.), thuộc họ Hoa tán - Apiaceae.

Mô tả

Cây thảo sống 2 năm, cao 20-50cm, thân xẻ rãnh. Lá chia thùy hoặc xẻ nhiều phần hẹp, nhất là những lá phía trên. Tán kép nhỏ, không có bao chung, mang 3 tán; mỗi tán mang cỡ 10-15 hoa trắng, ðối xứng hai bên, 5 lá đài nhỏ, 5 cánh hoa nguyên hay chẻ đôi, cỡ 2,5mm, 2 vòi nhuỵ. Quả tròn dài cỡ 4mm.

Bộ phận dùng

Toàn cây, chủ yếu là lá - Herba et Folium Petroselini Crispi

Nơi sống và thu hái

Cây gốc ở Tây Á và Bắc Phi, được trồng nhiều lấy lá làm rau ăn gia vị như Tỏi, Hành... Có thể thu hái cây quanh năm.

Thành phần hóa học

Các bộ phận của cây đều chứa: glucosid apiin, tinh dầu; hạt chứa coumarin... Tinh dầu có tỷ lệ cao trong quả và ở lá. Các thành phần chính đã biết là apiol, một hoạt chất estrogen, các vitamin A, B, C và chất khoáng Fe, Ca, P, Mg, Na, K, I, Cu, Mn, S, chlorophin, men, tinh dầu (pinen, tecpen, apiol, apein). Rất giàu vitamin C.

Tính vị, tác dụng

Mùi tây kích thích chung và hệ thần kinh, chống thiếu máu, chống còi xương, chống hoạt huyết, chống khô mắt, giúp khai vị, dễ tiêu hoá, giải độc, lọc máu, lợi tiểu, điều hoà kinh nguyệt, dãn mạch, kích thích cơ trơn, chống ung thư và trị giun. Dùng ngoài chống tiết sữa và tiêu sưng. Hạt khô kích thích và lợi tiểu.

Công dụng

Thường được chỉ dẫn dùng uống trong giúp tăng trưởng, trị: 1. Thiếu máu, rối loạn dinh dưỡng, suy nhược, ăn không ngon, chứng khó tiêu, đầy hơi, thối ruột, máu xấu, đa huyết, viêm mô tế bào, sốt gián cách, nhiễm trùng; 2. Thấp khớp thống phong; 3. Đau bụng kinh; 4. Đau gan mạn; 5. Trạng thái thần kinh dễ kích thích; 6. Mất trương lực của túi mật; 7. Ký sinh trùng đường ruột.

Dùng ngoài trị căng sữa, bạch đới, đụng giập, vết thương, vết đốt của sâu bọ, đau mắt, đau dây thần kinh, tàn nhang.

Cách dùng

Thường dùng uống trong dưới dạng Thu*c sắc, với liều 25 -50g toàn cây hay rễ, lá trong 1 lít nước. Đun sôi 5 phút, hãm 15 phút. Ngày uống 2 ly.

Dùng ngoài giã đắp, nấu nước rửa, chiết nước dịch ngâm cồn uống.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/mui-tay-kich-thich-he-than-kinh/)

Tin cùng nội dung

  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY