Tiến sĩ Lã Thị Bưởi – Trưởng phòng khám - Phòng khám tâm thần Tuna nhận định sau vụ người chồng có chém vợ đang mang thai 6 tháng (ngõ Thổ Quan, Đống Đa, Hà Nội) ngày 15.5.
Người bị hại là chị Nguyễn Thị Kim Dung, 29 tuổi. Chồng chị - anh Đào Hải Thiện từng phải đi điều trị ở Viện Sức khỏe quốc gia - BV Bạch Mai 5 năm trước. Sau 2 tháng điều trị ổn định, anh Thiện xuất viện, đi làm và kết hôn với chị Dung. Nhưng cách đó vài ngày, anh Hải đã có biểu hiện phát bệnh, sau đó chém vợ và tự gây thương tích cho bản thân.
Nhận định về trường hợp này, tiến sĩ Bưởi cho biết: “Việc chị Dung mang thai có thể gây xáo trộn, căng thẳng cho người chồng. Những ức chế về tâm S*nh l* không được giải tỏa khiến người chồng căng thẳng, dẫn đến những dồn nén và gây bạo lực”.
Luật Hôn nhân và gia đình chỉ cấm người mất năng lực hành vi kết hôn. Vì thế, những người bị đã điều trị ổn định hoặc người thể nhẹ vẫn có thể kết hôn bình thường. Tuy nhiên, bệnh luôn tiềm ẩn nguy cơ phát bệnh, người bệnh không kiểm soát được hành vi, gây hại cho những người xung quanh.
Theo bác sĩ Bưởi, khi kết hôn với người đã có hoặc hơi “mát”, người vợ (người chồng) luôn phải cảnh giác và tạo môi trường sống ôn hòa cho bạn đời.
Khi gia đình có các sự kiện gây xáo trộn tâm lý (thất nghiệp, kinh tế sa sút, bệnh tật, T*i n*n, mất người thân, có con nhỏ…) thì càng cần phải để ý đến các biểu hiện của người bệnh.
Bao giờ trước khi phát bệnh, người cũng có các dấu hiệu rối loạn cảm xúc như thu mình, chán nản, mệt mỏi, than đau đầu, lo lắng, bất an, cáu bẳn hoặc buồn rầu. Khi người nhà có các biểu hiện như vậy, gia đình nên đưa đi khám chữa, đồng thời giữ thái độ cư xử nhẹ nhàng, yêu thương với họ.
Dẫu vậy, từ vụ việc đau lòng của gia đình chị Kim Dung, bà Nguyễn Thu Thủy - Trưởng ban Luật pháp Chính sách - Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.Hà Nội khuyến cáo: “Các bạn trẻ nên đi khám sức khỏe trước khi kết hôn, coi đó như một “cam kết” vì tình yêu. Khi biết người yêu có bệnh mà vẫn cưới thì nên tìm các ư vấn để có thể phòng tránh bệnh, nguy cơ phát bệnh để đảm bảo hạnh phúc lâu dài của mình”.
Chủ đề liên quan:
Alobacsi.vn bác sĩ cáu bẳn chán nản đau đầu mệt mỏi tâm thần tiền sử tiền sử tâm thần