Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Nếu không có triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp cấp, có nhất thiết phải đeo khẩu trang nơi công cộng?

Trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ hình ảnh được cho là các lời khuyên của tổ chức y tế thế giới cho rằng nếu không có triệu chứng bệnh đường hô hấp, không nhất thiết phải đeo khẩu trang nơi công cộng. Tuy nhiên, việc đeo khẩu trang không giúp phòng chống bệnh 100% nhưng là phương pháp cơ bản hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) đã khiến nhiều người dân vô cùng bất an và lo lắng, nhiều trường học cũng đã cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn về sức khoẻ.

Trên các trang mạng xã hội, không ít cư dân mạng đang chia sẻ rất nhiều hình ảnh được cho là các lời khuyên của tổ chức y tế thế giới (WHO), khuyên mọi người về việc "Nên hay Không sử dụng khẩu trang".

Theo bức ảnh, có nội dung cho rằng "Nếu bạn không có triệu chứng bệnh đường hô hấp (nói chung là người khỏe mạnh) thì không cần đeo khẩu trang ở nơi công cộng". Tuy nhiên, theo một số người có chuyên môn nhận định thì đây là một lời khuyên thiếu tính chính xác.

Theo TS. BS Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA, Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím cho biết, nếu có một đại dịch liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp, chắc chắn bạn cần đeo khẩu trang ở nơi công cộng mặc dù bạn khỏe mạnh để tự bảo vệ bản thân. Vì đâu ai có thể đảm bảo những người bệnh trong môi trường công cộng ấy không hắt xì, ho làm văng những hạt dịch mang virus ra ngoài khẩu trang hoặc thậm chí họ không có khẩu trang hoặc đeo khẩu trang không đúng cách!.

Bên cạnh đó theo một nghiên cứu năm 2013 thì các hạt dịch này có kích thước từ khoảng 75đến 360 micro mét (1 micro mét = 1000 nano mét), do đó có thể dễ dàng bị giữ lại bởi các khẩu trang y tế thông thường với khả năng lọc hiệu quả các hạt có kích thước trên 5 micro mét trở lên.

Hiện nay, không ít người vẫn còn hiểu sai về cách đeo khẩu trang y tế. Bởi vậy, khá nhiều bài hướng dẫn về cách đeo khẩu trang cũng đã được chia sẻ.

Cụ thể: "Mặt xanh của khẩu trang phải hướng ra ngoài, mặt trắng ở phía bên trong". Lý do làm như vậy vì:

1. mặt màu xanh ở ngoài không thấm nước (waterproof) để ngăn các hạt dịch thấm vào

2. mặt màu trắng bên trong có khả năng thấm nước (absorbent) sẽ thấm hút những hạt dịch văng ra từ mũi miệng người đeo khẩu trang khi hắt xì hoặc ho.

Hơn nữa, trong tình hình hiện nay của Việt Nam với nhiều ca nhiễm virus được phát hiện sau khi người nhiễm bệnh đã đi nhiều nơi trong nước, trong nhiều ngày trước khi vô bệnh viện! Do vậy, điều đáng lo ngại là có những người nhiễm nhưng chưa phát hiện trong cộng đồng. Nhiều bằng chứng khác cũng cho thấy hiện tượng virus này nhiễm từ người sang người ở Việt Nam (từ người cha sang người con, từ người khách du lịch sang người lễ tân ở khách sạn).

Vì vậy dù sức khoẻ có tốt đến đâu thì trong trong mùa dịch này, bất kì ai cũng nên đeo khẩu trang nơi công cộng để tự bảo vệ bản thân mình.

Sau hơn một tháng, dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) đã lan ra nhiều thành phố của Trung Quốc và 26 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài lục địa Trung Quốc) ghi nhận trường hợp mắc.

Theo báo cáo của Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 10h ngày 3/2, dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona (nCoV) trên thế giới ghi nhận tổng số ca mắc la 17.389 người mắc, 362 người Tu vong. Trong đó Trung Quốc 361 người Tu vong, Phillippines có 01 trường hợp Tu vong. Số ca mắc bên ngoài lục địa Trung Quốc 182 tại 26 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài lục địa Trung Quốc).

Thời điểm hiện tại, tình hình dịch bệnh đang có diễn khá phức tạp và có dấu hiệu lây lan. Ở Việt Nam, tính đến 10h sáng nay đã ghi nhận 8 trường hợp dương tính với nCoV. Hiện tại, cả nước đang cách ly theo dõi cho 73 trường hợp nghi nhiễm tại các cơ sở y tế.

Những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) đều được cập nhật đầy đủ trên Mạng xã hội Lotus.

Tải app Lotus để xem trực tiếp tại đây: http://bit.ly/2m6uJ36

Theo Nhịp Sống Việt

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/neu-khong-co-trieu-chung-benh-viem-duong-ho-hap-cap-co-nhat-thiet-phai-deo-khau-trang-noi-cong-cong-20200203105228868.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Đục thủy tinh thể (còn gọi là cườm khô, cườm đá) là bệnh về mắt, thường gặp ở người già. Bệnh có thể điều trị bằng cách phẫu thuật (mổ đục thủy tinh thể).
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng. Triệu chứng sốc phản vệ bao gồm: phát ban loang lổ, ngứa. Mặt, mắt, môi hoặc cổ họng sưng phù...
  • Bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY