Bộ y tế đang dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng dự án luật chuyển đổi giới tính để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo cơ quan chủ trì soạn thảo, việc thu thập số liệu về số lượng, tỉ lệ người chuyển giới tại Việt Nam còn gặp khó khăn do sự kỳ thị xã hội, khả năng tiếp cận tới những người chuyển giới ở vùng sâu, vùng xa cũng như hiểu biết, nhận dạng của chính người chuyển giới. Nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỉ lệ người chuyển giới là từ 0,3% đến 0,5% dân số. Nếu sử dụng con số trung bình thấp là 0,3%, Việt Nam ước đoán có gần 295.457 người chuyển giới (tính đến ngày 25/11/2021, dân số Việt Nam là gần 98,5 triệu người), lấy con số trung bình là 0,5% thì Việt Nam ước tính có khoảng 480.000 người chuyển giới.
Mặc dù quyền được chuyển đổi giới tính đã được ghi nhận tại điều 37 bộ luật dân sự năm 2015, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có văn bản luật chuyên ngành quy định chi tiết về vấn đề này. người chuyển giới tại việt nam vẫn phải đi nước ngoài để thực hiện các can thiệp y học để chuyển đổi giới tính hoặc thực hiện chuyển đổi giới tính tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bất hợp pháp tại việt nam, từ đó gây ra nhiều hệ lụy về vấn đề sức khỏe, tính mạng của người chuyển giới, gánh nặng cho nhà nước và xã hội.
Bên cạnh đó, người chuyển giới đang sử dụng các loại Thu*c hooc-môn trôi nổi ngoài thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên internet hoặc từ nhiều nguồn khác nhau với giá cả và chất lượng không thể kiểm chứng.
Người chuyển giới tại việt nam không được chuẩn bị về mặt tâm lý, các bài trắc nghiệm về tinh thần khi chuyển đổi giới tính như: ăn mặc như giới tính mong muốn 24/24 giờ; tập luyện những thay đổi khi giao tiếp/xưng hô với những người xung quanh. … người chuyển giới không được đối xử một cách bình đẳng khi thực hiện quyền công dân của mình.
Người chuyển đổi giới tính cũng không được sống đúng với giới tính mà mình mong muốn. đa số họ bị phân biệt, kỳ thị nên khó khăn trong học tập, lao động, việc làm. những người chuyển giới đã phẫu thuật “chui” hoặc đi nước ngoài thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính về việt nam đang gặp khó khăn do không trùng khớp giữa các giấy tờ nhân thân và giới tính hiện có…
Cũng theo cơ quan chủ trì, việc xây dựng luật chuyển đổi giới tính quán triệt các quan điểm đó là thể chế hóa các chủ trương của đảng và nhà nước về bảo đảm quyền con người. đồng thời, ghi nhận đầy đủ, toàn diện các quyền con người; thể chế hóa điều 16, điều 20, điều 38 hiến pháp năm 2013 về quyền không bị phân biệt đối xử trong xã hội, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm và có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.
Ảnh minh hoạ. |
Bảo đảm xây dựng điều kiện pháp lý minh bạch, khả thi, thuận tiện cho người có nhận diện giới khác giới tính hiện có; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật có liên quan, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan đến quyền con người; phù hợp với điều kiện thực tiễn kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Đồng thời, bảo đảm cho người có nhận diện giới khác giới tính hiện có được sống đúng với giới tính mà họ mong muốn; thực hiện, bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người chuyển đổi giới tính; chống phân biệt đối xử và bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước.
Về đối tượng điều chỉnh, dự kiến dự án luật chuyển đổi giới tính sẽ điều chỉnh đối với cá nhân có yêu cầu chuyển đổi giới tính, người chuyển đổi giới tính, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc chuyển đổi giới tính (bao gồm cả cơ quan quản lý nhà nước).
Dự thảo luật đưa ra 7 chính sách, gồm: các trường hợp công nhận là người chuyển đổi giới tính; quy định về độ tuổi được thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; quy định về tình trạng hôn nhân trước khi thực hiện can thiệp y học về chuyển đổi giới tính; xác định tâm lý người chuyển đổi giới tính; điều kiện đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; quy định công nhận đối với các trường hợp đã thực hiện phẫu thuật ngực, bộ phận sinh d*c hoặc phẫu thuật cả ngực và bộ phận sinh d*c để chuyển đổi giới tính trước ngày luật chuyển đổi giới tính có hiệu lực; chi trả chi phí thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính.
Về nguyên tắc cơ bản của chuyển đổi giới tính, dự thảo luật nêu rõ: bảo đảm cho người chuyển đổi giới tính được sống thật với giới tính mà họ mong muốn; thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính trên cơ sở tự nguyện của người đề nghị chuyển đổi giới tính.
Không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người chuyển đổi giới tính và gia đình họ; tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền của người chuyển đổi giới tính.
Việc chỉnh sửa thông tin hộ tịch của người chuyển đổi giới tính sau khi được công nhận giới tính mới sẽ không làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ dân sự mà người đó có trước khi chỉnh sửa thông tin, cũng như những quyền và nghĩa vụ từ quan hệ hôn nhân và gia đình, bao gồm cả việc nhận nuôi con nuôi.
Cùng với đó, dự thảo Luật đã nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm đó là kỳ thị, phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, bạo lực đối với người có mong muốn chuyển đổi giới tính, người chuyển đổi giới tính.
Cản trở, gây khó khăn đối với việc can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; lợi dụng người chuyển đổi giới tính để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm hại t*nh d*c hoặc có các hành vi trái pháp luật khác.
Triệt sản khi phẫu thuật bộ phận sinh d*c mà người đó không đồng ý; bắt buộc người chuyển đổi giới tính nghỉ học, thôi việc vì lý do chuyển đổi giới tính.
Tiết lộ thông tin, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà không được người chuyển đổi giới tính đồng ý.
Thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi cá nhân, tổ chức chưa đủ điều kiện; lợi dụng việc chuyển đổi giới tính để trốn tránh các nghĩa vụ pháp luật.
P.V
Chủ đề liên quan:
bảo vệ người chuyển giới bộ y tế Bộ Y tế chuyển đổi giới tính dự án luật Luật giới tính