Tin y tế hôm nay

Tin y tế

ngộ độc thức ăn đường phố

Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cho biết, trong vòng 2 ngày từ 14 - 16/8, BV đã tiếp nhận 19 bệnh nhân nhập viện vì ngộ độc thức ăn , hiện các bệnh nhân đang nằm rải rác ở các khoa cấp cứu, nhi, ngoại và Bệnh nhiệt đới.
ngộ độc thức ăn">ngộ độc thức ăn đường phố cả nhà nhập viện

Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cho biết, trong vòng 2 ngày từ 14 - 16/8, BV đã tiếp nhận 19 bệnh nhân nhập viện vì ngộ độc thức ăn">ngộ độc thức ăn , hiện các bệnh nhân đang nằm rải rác ở các khoa cấp cứu, nhi, ngoại và Bệnh nhiệt đới.

Đáng lưu ý trong số bệnh nhân bị ngộ độc có một gia đình 4 người bị ngộ độc. Ông Hoàng Ngọc Thanh, ở Phước Thành –Phường 7 –Đà Lạt cho biết, gia đình ông đã phải huy động bà con họ hàng 5 người túc trực ở Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, chạy qua lại giữa khoa Lây và khoa Nhi để chăm cho 4 bệnh nhân là con, cháu đang điều trị. Theo lời kể của ông Thanh, hôm 13/8, vợ chồng ông đi ăn giỗ về, đã đi qua Tiệm bánh mì 24h Phường 7 Đà Lạt mua 3 ổ bánh mì thập cẩm (10.000 đồng/ổ) về cho con cháu ở nhà ăn. Khoảng 9 giờ 30 tối, các thành viên trong gia đình ông gồm con trai, con dâu, cháu nội ăn. Sau đó, khoảng 3h30 -4 giờ sáng ngày 14/8, những người này đều có triệu chứng đau bụng, sốt, ói, chịu đựng mãi đến 17 giờ cùng ngày phải đi nhập viện cấp cứu. Cả ba người hiện đang nằm ở khoa Lây và được chẩn đoán: ngộ độc thức ăn">ngộ độc thức ăn nghi do bánh mì. Còn bé Bảo Thy (cháu nội ông THanh) cũng nhập viện lúc 7 giờ sáng nay do đi cầu nhiều, sốt ói, không chịu bú mẹ. BS K’Kiên, Khoa Nhi cho biết, cháu Thy bị tiêu chảy nhiễm trùng do đi cầu nhiều, phân xanh đang được theo dõi điều trị kháng sinh và hỗ trợ tiệu hóa. Được đánh giá nặng nhất là bệnh nhân Hoàng Đoàn Trung Hiếu (con trai ông Thanh) chỉ ăn 1 ổ bánh mì nhưng đang trong tình trạng sốt 38,5 độ C, ói, đau bụng, phát ban. Tại khoa Bệnh nhiệt đới, vì quá tải nên bệnh nhân Hiếu và anh trai phải nằm chung 1 giường.

Được biết, trong số những bệnh nhân ngộ độc còn có một thai phụ đang mang thai ở tuần thứ 38 và một công nhân nhập viện lần thứ 3 vì ngộ độc thức ăn">ngộ độc thức ăn. Hai bệnh nhân này cho biết, họ cũng đều có dấu hiệu nôn, chóng mặt sau khi sử dụng bánh mì ở tiệm bánh 24h ở phường 7, Tp Đà Lạt.

BS Bùi Văn Độ -Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Lâm Đồng cho biết, sau khi nhận được thông tin từ BVĐK Lâm Đồng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Lâm Đồng đã thống kê, điều tra các ca ngộ độc tại BV và đề nghị Trung tâm Y tế Dự phòng Lâm Đồng tiến hành lấy mẫu phân xét nghiệm. Hiện tại, các bệnh nhân đã tạm ổn định, đang được tiếp tục điều trị và theo dõi, đồng thời yêu cầu cơ sở bánh mỳ 24h tạm ngưng phục vụ để chờ kết quả xét nghiệm chính thức.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ngo-doc-thuc-an-duong-pho-15947.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi bị ngộ độc nấm thì cần đưa người bị ngộ độc và người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời.
  • Người bị ngộ độc sau khi ăn uống thực phẩm có hóa chất thường có triệu chứng đầy bụng, đau bụng, buồn nôn và nôn liên tục...
  • Cà độc dược là một vị Thu*c Đông y, chữa được nhiều bệnh lý, tuy vậy khi sử dụng, cần chú ý tuân thủ các hướng dẫn của thầy Thu*c.
  • Khi bị ngộ độc rượu, nạn nhân sẽ mất khả năng vận động tự chủ, không điều khiển được hành vi, gây ngừng thở và có thể Tu vong.
  • PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai cho biết, ngày Tết trẻ em hay bị ngộ độc thực phẩm bởi nguồn thực phẩm lưu trữ trong tủ lạnh.
  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Trứng, gan và mật cóc chứa nhiều bufotoxine, đây là chất cực độc đủ gây ch*t người với liều lượng rất nhỏ.
  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
  • Chào bác sĩ mangyte, Bác sĩ cho con hỏi quy trình xét nghiệm HIV ở bệnh viện Nhiệt Đới TPHCM thế nào? Phòng xét nghiệm HIV nằm ở khu vực nào trong bệnh viện? Tại con ở tỉnh lên làm xét nghiệm nên con không biết,với lại đây là vấn đề nhạy cảm nên con ngại hỏi nhân viên trong bệnh viện lắm. Mong bác sĩ trả lời giúp con. Con xin cảm ơn! (L.N.)
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY