Dinh dưỡng hôm nay

Người bị viêm loét dạ dày - tá tràng nên ăn gì?

Khi bị viêm loét dạ dày - tá tràng, ngoài việc dùng Thu*c thì chế độ ăn uống đóng vai trò khá quan trọng, có tác động làm giảm acid tiết ra trên niêm mạc dạ dày, hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày “nghỉ ngơi”, giúp mau lành các tổn thương.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày - tá tràng

Viêm loét dạ dày - tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương gây sưng, viêm, loét ở niêm mạc. Có nhiều nguyên nhân khác nhau như: nhiễm khuẩn Hp, do thói quen ăn uống không hợp lý, ngộ độc thực phẩm, sinh hoạt không điều độ, áp lực, căng thẳng trong cuộc sống kéo dài đều làm tăng gánh nặng lên niêm mạc dạ dày, gây nên cơn đau.

Tuy nhiên nguyên nhân gây viêm loét dạ dày - tá tràng và nguy cơ tái phát cao phải kể đến là do chế độ ăn của người bệnh. Đây là vấn để tưởng chừng như bình thường nhưng lại khiến dạ dày bị kích thích tăng tiết axit làm lớp chất nhày càng ngày càng mỏng đi, gây viêm loét.

Nắm được cơ chế trên, người bệnh cần có chế độ ăn cho hợp lý, bổ sung cho cơ thể những thực phẩm có tác dụng kháng axit, trung hòa axit, gia tăng lượng chất nhầy để bảo vệ niêm mạc, tránh những thực phẩm giàu tính axit hay kích ứng dạ dày tiết axit nhiều hơn.

Vậy viêm loét dạ dày - tá tràng nên ăn gì?

Thực phẩm nên sử dụng khi bị viêm loét dạ dày - tá tràng (ảnh minh hoạ)

Sữa và các sản phẩm từ sữa khá tốt cho người bị viêm loét dạ dày - tá tràng. Đặc biệt sữa chua là nguồn probiotic phong phú, rất tốt cho đường ruột và hệ tiêu hóa vì chúng có thể bổ sung vi khuẩn có lợi giúp hệ tiêu hóa làm việc trơn tru hơn. Người bệnh lưu ý nên chọn sữa đã tách béo, dùng sữa dê thay sữa bò vì chúng dễ tiêu hóa hơn.

Thực phẩm giàu tinh bột như: bánh quy, bánh xốp, yến mạch, bột gạo, bột sắn, khoai, gạo nếp…... Chúng có tác dụng thấm hút axit trong dạ dày, hạn chế phản ứng ăn mòn của axit dạ dày.

Các loại trái cây và rau củ như dưa hấu, táo, dưa gang, rau chân vịt, cà rốt, khoai lang, bí ngô… Đây là loại thực phẩm nhiều chất xơ, tốt cho quá trình tiêu hóa và trao đổi chất.

Thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa

Dạ dày khi bị tổn thương, hiệu suất làm việc ít nhiều bị suy giảm. Để tránh gia tăng áp lực, khiến dạ dày co bóp mạnh và làm việc lâu hơn, người bệnh nên bổ sung một số thực phẩm mềm, các loại đạm dễ tiêu như thịt vịt, thịt gà (không có da), lòng trắng trứng gà, thịt nạc heo, các loại hải sản như tôm, cá, hến. Nên ăn đồ ăn mềm như cháo, súp để quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.

Thực phẩm giúp giảm tiết axit dạ dày, làm lành vết loét

Một số thực phẩm thuộc nhóm này gồm: gừng, mật ong, bắp cải, nha đam, việt quất, nghê, hạt chia, hạnh nhân, óc chó.

Viêm loét dạ dày - tá tràng nên kiêng gì?

Ảnh minh hoạ

Thức ăn khó tiêu

Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo như các đồ chiên xào, rán …vì chúng khiến dạ dày phải làm việc lâu hơn để tiêu hóa các chất béo đó.

Thức ăn tăng tiết dịch vị axit

Khi dùng thức ăn nhóm này, dạ dày sẽ bị kích ứng khiến cho axit dạ dày tiết ra nhiều, dạ dày co bóp, làm việc vất vả hơn như:

Thức ăn cay, nóng như tiêu, ớt … Những chất này khi tiếp xúc với dạ dày sẽ kích thích dạ dày tăng tiết axit, kích thích vào vết viêm, loét khiến chúng càng trầm trọng.

Thực phẩm chứa chất kích thích

Các loại đồ uống như rượu, bia, đồ uống có ga, cà phê, socola, Thu*c lá… những chất này gây ức chế quá trình tạo lớp màng nhầy khiến lớp bảo vệ dạ dày bị yếu đi. Lúc này, axit sẽ thừa cơ tấn công khiến bệnh nặng càng nặng hơn.

Thức ăn chứa nhiều axit

Nhóm thực phẩm gồm một số loại quả như cam, quýt, bưởi… cùng các món ăn lên men như dưa muối, cà muối…vì chúng chứa nhiều axit gây bào mòn thành ruột, dạ dày.

Người bệnh dạ dày nên xây dựng cho mình một chế độ ăn phù hợp, hình thành một số thói quen ăn uống đúng giờ giấc,tránh bỏ bữa, không ăn quá no, chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày, tránh vận động mạnh sau khi ăn. Có như vậy bệnh tình mới mau chóng thuyên giảm.

Chế độ ăn cần phải cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: B12, acid folic, vitamin A, D, K, canxi, Fe, Zn, Mg.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/nguoi-bi-viem-loet-da-day-ta-trang-nen-an-gi-20200216192215954.htm)

Tin cùng nội dung

  • Em bi đau dạ dày và phải thường xuyên đến phòng khám tư để điều trị. BS ở đây tư vấn cho em nên đi kiểm tra lại và làm thổi bong bóng. Em không hiểu thổi bong bóng là gì và chi phí khoảng bao nhiêu nếu em đi khám tại BV ĐH Y Dược TP.HCM?
  • Mangyte cho em hỏi, chi phí nội soi ở cổ và dạ dày là bao nhiêu tiền ạ? Cảm ơn Mangyte. (Đình Phi - quận 12, TPHCM)
  • Xin chào Mangyte, Tôi đang tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ dạ dày để giảm béo. Nhưng tôi không biết bệnh viện nào uy tín ở TPHCM có tiến hành loại phẫu thuật này? Tôi mong tìm được bệnh viện và bác sĩ giỏi. Xin bác sĩ vui lòng chỉ giúp dùm tôi. Cám ơn Mangyte! (Tâm - Q. Phú Nhuận)
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY