Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Người cách ly tại nhà, nơi lưu trú phải làm gì để phòng dịch Covid-19?

Sau khi nhiều ca bệnh Covid-19 trong cộng đồng được liên tiếp ghi nhận tại Đà Nẵng, người từ Đà Nẵng vào TP.HCM đều phải khai báo y tế, cách ly và có thể được lấy mẫu xét nghiệm.

Những người cách ly tại nhà, nơi lưu trú cần phải thực hiện như thế nào để phòng dịch Covid-19?

Trước số lượng lớn người dân trở về TP.HCM từ Đà Nẵng những ngày này phải cách ly tại nhà, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã có hướng dẫn: Người cách ly được yêu cầu cách ly 14 ngày, được tính kể từ ngày nhập cảnh, ngày rời khỏi địa phương có trường hợp bệnh, ngày tiếp xúc cuối cùng với ca nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19.

Nếu người nghi nhiễm Covid-19 được chẩn đoán không mắc bệnh thì những người cách ly do tiếp xúc gần với người này sẽ kết thúc việc cách ly.

“Việc cách ly này nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh ngay từ lúc mới xuất hiện, qua đó hạn chế lây nhiễm cho những người xung quanh”, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc HCDC, giải thích.

TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 người đến từ Đà Nẵng từ ngày 1.7

Cách ly tại nhà, nơi lưu trú, cần làm gì?

Theo hướng dẫn của HCDC, khi cách ly tại nhà, nơi lưu trú, người cách ly cần chấp hành những yêu cầu sau:

Ở nhà, không đi ra ngoài trong suốt thời gian cách ly tại nhà. Nếu vi phạm, người cách ly bắt buộc phải vào khu cách ly tập trung.

Khi ở nhà, cần ở trong phòng riêng thông thoáng, trong điều kiện không có phòng riêng, cần phải đảm bảo khoảng cách 2 mét với giường ngủ của các thành viên khác; hạn chế tiếp xúc với người khác trong gia đình. Khi cần tiếp xúc phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách 2 mét.

Cần chú ý thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

Không ăn uống chung với các thành viên khác trong gia đình. Sử dụng riêng các dụng cụ ăn uống.

Tự thu gom riêng khẩu trang, khăn giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào 1 túi đựng rác thải riêng để trong phòng cách ly. Nếu trong thời gian cách ly, có xuất hiện triệu chứng, túi này sẽ được nhân viên y tế xử lý theo quy định của rác y tế. Nếu hết thời gian cách ly mà không có triệu chứng sẽ xử lý như rác thải thông thường.

Người dân sài gòn nói sao về việc đeo khẩu trang nơi công cộng

Người cách ly tại nhà phải theo dõi sức khỏe hằng ngày, bằng cách:

Đo nhiệt độ 2 lần mỗi ngày để xem có sốt hay không. Sốt là khi nhiệt độ cơ thể lớn hơn hoặc bằng 37,5 độ C.

Theo dõi phát hiện các triệu chứng: ho, khó thở.

Thông báo ngay cho nhân viên y tế khi phát hiện 1 trong các triệu chứng trên.

Bên cạnh đó, hằng ngày, nhân viên trạm y tế sẽ liên hệ với người cách ly 2 lần/ngày, trong đó ít nhất 1 lần sẽ đến gặp tại tại nhà để ghi nhận tình trạng sức khỏe.

Nếu có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe, người cách ly liên hệ ngay với nhân viên y tế phụ trách qua số điện thoại đã được cung cấp để được hỗ trợ.

Người sống cùng với người được cách ly tại nhà, nơi lưu trú cũng cần lưu ý:

Hạn chế tiếp xúc với người được cách ly. Khi cần tiếp xúc phải mang khẩu trang và giữ khoảng cách 2 mét.

Hằng ngày lau nền nhà, tay nắm cửa, bề mặt trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường.

Đồng thời, để phòng dịch Covid-19, không tổ chức các hoạt động đông người tại nhà, nơi lưu trú. Thông báo ngay cho nhân viên y tế khi người cách ly có các dấu hiệu sốt, ho, khó thở.

Bác sĩ Chợ Rẫy hướng dẫn cách đeo khẩu trang y tế chuẩn để phòng Covid-19

HCDC cho biết tất cả người dân đến TP.HCM từ Đà Nẵng từ ngày 1.7 phải thực hiện khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.

- Những trường hợp có triệu chứng đường hô hấp, nghi mắc bệnh Covid-19 phải lập tức mang khẩu trang và đến các bệnh viện quận, huyện khai báo y tế, để được cách ly, lấy mẫu xét nghiện chẩn đoán Covid-19 và điều trị.

Khuyến cáo người đi khám không di chuyển bằng phương tiện công cộng. Có thể chủ động liên hệ trước với bệnh viện quận/huyện qua đường dây nóng của bệnh viện.

- Các trường hợp có tiếp xúc bệnh nhân Covid-19 đã được công bố, hoặc có đến một trong ba bệnh viện tại Đà Nẵng (bao gồm Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Đà Nẵng), cần liên hệ ngay lập tức với y tế địa phương hoặc HCDC (qua đường dây nóng) để được hỗ trợ về mặt y tế.

- Các trường hợp khác, trước mắt thực hiện tự cách ly tại nhà để phòng dịch Covid-19 và liên hệ đường dây nóng của các trung tâm y tế quận huyện để được điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm và hướng dẫn mức độ cách ly tùy theo kết quả điều tra dịch tễ.

Đặc biệt, HCDC cũng lưu ý các trường hợp mặc dù đã ở TP.HCM trên 14 ngày vẫn phải thực hiện cách ly tại nhà cho đến khi có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19.

Các trường hợp chưa đến lượt lấy mẫu xét nghiệm cũng cần bình tĩnh, thực hiện nghiêm túc việc cách ly tại nhà.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/suc-khoe/nguoi-cach-ly-tai-nha-noi-luu-tru-phai-lam-gi-de-phong-dich-covid-19-1257312.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY