Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Nguyên nhân và cách hạn chế viêm tai giữa ở trẻ em

Để phòng tránh viêm tai giữa cho trẻ thường xuyên làm tốt việc vệ sinh mũi họng để trẻ không bị viêm hô hấp trên, amidan, VA vì giữa mũi họng và tai trong có ống thông nhau nên vi khuẩn vùng mũi họng qua đó mà lan sang tai. Không có cơ sở khoa

Để phòng tránh viêm tai giữa cho trẻ thường xuyên làm tốt việc vệ sinh mũi họng để trẻ không bị viêm hô hấp trên, amidan, VA vì giữa mũi họng và tai trong có ống thông nhau nên vi khuẩn vùng mũi họng qua đó mà lan sang tai.


Không có cơ sở khoa học

Mới đây một số bà mẹ chia sẻ trên mạng về bài Thu*c chữa viêm tai giữa rất hiệu quả hơn đi viện. Các mẹ cho hay, nếu trẻ bị viêm tai giữa chỉ cần dùng hai tổ bọ ngựa đốt cháy tán bột trộn với ít dầu dừa dùng tăm bông thấm vào tai ngày làm 2 lần sáng tối. Sau 2 ngày dùng có thể mủ tai không chảy nữa, sang ngày thứ 3 khỏi hẳn

Bác sĩ chuyên khoa nhi Vũ Vân Anh (Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội) cho biết, chưa từng nghe về phương pháp chữa viêm tai giữa nào mà dùng tổ bọ ngựa đốt cháy tán bột trộn với ít dầu dừa dùng tăm bông thấm vào tai ngày làm 2 lần sáng tối. Cách chữa này hoàn toàn không có cơ sở khoa học.

Trên thực tế đã có nhiều trường hợp bị viêm tai, nước mủ chảy ra nhưng vì tin vào thần thánh dùng mẹo để chữa dẫn đến nặng hơn. Thậm chí, những tạp chất nước đó sẽ bịt mất đường dẫn lưu của mủ ra khỏi tai, mủ không chảy được ra ngoài sẽ chảy vào trong gây nên viêm màng não và áp xe não dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.

Theo bác sĩ Vân Anh, viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi (hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi). Viêm tai giữa xảy ra có thể do một loại vi khuẩn hoặc virut trong tai giữa. Nhiễm khuẩn này thường là kết quả của một căn bệnh: bệnh cúm, cảm lạnh hoặc dị ứng là nguyên nhân gây tắc nghẽn và sưng đường mũi, họng…

Bệnh viêm tai giữa có các triệu chứng thường gặp bao gồm: đau tai, nhất là khi nằm xuống, sốt 38,5oC hoặc cao hơn, khó ngủ, khóc và cáu kỉnh nhiều hơn bình thường, khó nghe hoặc phản ứng với âm thanh, đau đầu, chảy dịch từ tai, chán ăn, ói mửa, tiêu chảy…

Nói về nguyên nhân trẻ em dễ bị viêm tai giữa, bác sĩ Vân Anh cho hay, nguyên nhân do vòi nhĩ ngắn hơn, rộng hơn và nằm ngang hơn so với người trưởng thành. Do đó, chất lỏng từ cổ họng và tai ngoài có chứa vi khuẩn dễ dàng đi qua ống vào tai giữa. Kể cả trẻ bị viêm đường hô hấp trên dễ khiến vòi nhĩ bị tắc nghẽn, sưng viêm dẫn đến các chất dịch tiết ra bị mắc kẹt trong đó. Điều này tạo ra một môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn và virus sinh sôi. Khi nhiễm trùng xảy ra, vòi nhĩ bị sưng mủ và tạo áp lực lên màng nhĩ khiến màng nhĩ phồng lên, thậm chí bị rách do áp lực gia tăng.

Cẩn thận chữa viêm tai giữa cho trẻ bằng bài Thu*c không có cơ sở

Cách hạn chế viêm tai giữa

“Khi trẻ bị viêm tai giữa cần đưa đến các bệnh viện chuyên khoa tuyệt đối không được cho bất cứ bài Thu*c truyền miệng nào để chp vào tai hoặc các loại Thu*c dạng nước mà chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ cũng không được dùng. Tai có thể bị viêm nhiễm nặng hơn khi tiếp xúc với Thu*c chưa qua kiểm duyệt và khử trùng”, bác sĩ Vân Anh nhấn mạnh

Để phòng tránh viêm tai giữa cho trẻ thường xuyên làm tốt việc vệ sinh mũi họng để trẻ không bị viêm hô hấp trên, amidan, VA vì giữa mũi họng và tai trong có ống thông nhau nên vi khuẩn vùng mũi họng qua đó mà lan sang tai.

Với trẻ trong giai đoạn bú mẹ, vệ sinh bình bú sạch sẽ và bế trẻ ở tư thế ngồi nghiêng trong suốt quá trình bú để tránh chất lỏng tràn vào vòi nhĩ. Bệnh viêm tai giữa có thể lây lan vì vậy không cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh.

Nguồn: www.blogsuckhoe.com

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d304bc133308525b5314aac)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY