Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Nguyên tắc sử dụng kháng sinh ở trẻ em

Liệu pháp dùng Thu*c an toàn và hiệu quả ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ em đòi hỏi phải có sự hiểu biết về những thay đổi trong quá trình trưởng thành đã tác động đến tác dụng

Trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh, đáp ứng với Thu*c khác người lớn. Cần đặc biệt thận trọng ở giai đoạn sơ sinh (30 ngày đầu sau khi đẻ), liều lượng cần phải tính toán thật chính xác. Ở thời kỳ sơ sinh, nguy cơ ngộ độc Thu*c tăng lên nhiều do thận lọc kém hiệu quả, các enzym tương đối thiếu hụt, tính nhạy cảm với Thu*c của các cơ quan đích rất khác nhau và đặc biệt hệ thống khử độc chưa hoàn chỉnh gây thải trừ chậm.

Liệu pháp dùng Thu*c an toàn và hiệu quả ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ em đòi hỏi phải có sự hiểu biết về những thay đổi trong quá trình trưởng thành đã tác động đến tác dụng, chuyển hóa và độ thanh thải hoàn toàn của Thu*c.

Hầu như tất cả các thông số dược động học thay đổi theo lứa tuổi. Liều lượng Thu*c ở trẻ em tính theo mg/kg, cần phải được điều chỉnh theo đặc điểm dược động học của riêng từng Thu*c, theo tuổi (yếu tố quyết định chính), tình trạng bệnh, giới tính (trong thời kỳ sau dậy thì) và theo nhu cầu của từng bệnh nhi. Nếu không, có thể dẫn đến điều trị không kết quả hoặc có nguy cơ nhiễm độc.

Trong mọi trường hợp nên tránh tiêm bắp thịt và gây đau cho trẻ.

Phải đặc biệt coi trọng việc ghi đơn Thu*c thật rõ ràng, hàm lượng Thu*c. Mặc dù các loại Thu*c nước chế sẵn phù hợp với các trẻ nhỏ nhưng Thu*c pha có chứa nhiều đường có khả năng gây sâu răng. Vì vậy khi dùng Thu*c dài ngày, tốt hơn là nên dùng các Thu*c không có đường.

Ðối với các đơn Thu*c chỉ định dùng Thu*c nước với liều lượng dưới 5 ml, cần một bơm hút chia thể tích, khi cho uống Thu*c cần thông báo để bố mẹ không cho bất kỳ loại Thu*c nào vào trong bình sữa vì Thu*c có thể tương tác với sữa hoặc các thức ăn. Hơn nữa, làm như vậy có thể số lượng Thu*c đưa vào cơ thể bị thiếu hụt nếu bệnh nhi không dùng hết sữa hoặc thức ăn chứa trong bình.

Cuối cùng cần lưu ý không để Thu*c ở tầm với của trẻ em.

Liều lượng Thu*c cho trẻ em

Liều lượng Thu*c ở trẻ em trong Dược thư quốc gia Việt Nam trong đa số trường hợp đã được ghi trong chuyên luận của riêng từng Thu*c, trừ khi Thu*c được khuyến cáo không dùng cho trẻ em.

Liều lượng Thu*c thường căn cứ vào cân nặng cơ thể (thể trọng tính bằng kilogam) hoặc theo tuổi: Mới đẻ (tháng đầu), cho đến 1 tuổi (trẻ nhỏ), 1 - 5 tuổi, 6 - 12 tuổi.

Cách tính liều lượng Thu*c cho trẻ em có thể dựa trên liều lượng của người lớn bằng cách căn cứ tuổi, thể trọng hay diện tích bề mặt cơ thể hoặc phối hợp các yếu tố trên. Phương pháp tốt nhất là dựa trên diện tích bề mặt cơ thể.

Thể trọng cơ thể được dùng để tính liều biểu thị bằng mg/kg; trẻ em có thể phải cần một liều lượng cho mỗi kg thể trọng cao hơn người lớn vì tốc độ chuyển hóa ở trẻ em cao hơn. Nhiều yếu tố khác cũng cần phải tính đến. Ví như tính liều theo thể trọng cho các cháu béo phì cần phải dùng liều cao hơn nhiều. Trong những trường hợp này, liều phải được tính theo cân nặng lý tưởng liên quan đến chiều cao và độ tuổi.

Sử dụng yếu tố diện tích bề mặt cơ thể làm cho việc tính liều lượng Thu*c ở trẻ em chính xác hơn so với thể trọng. Vì rất nhiều hiện tượng S*nh l* có tương quan với nhau tốt hơn trong diện tích bề mặt cơ thể. Diện tích bề mặt trung bình của một nam giới nặng 70 kg vào khoảng 1,8 m2. Như vậy có thể dùng công thức sau đây để tính liều lượng Thu*c cho trẻ em:                                

Liều lượng ước lượng cho bệnh nhi = Diện tích bề mặt cơ thể (m2) x liều người lớn/1,8.

Bảng tính sẵn theo tỷ lệ phần trăm dưới đây có thể dùng để tính liều lượng Thu*c cho trẻ em đối với các Thu*c thông thường có sự cách xa giữa liều điều trị và liều độc.

Bảng số liệu này áp dụng cho trẻ đủ tháng. Các trẻ đẻ thiếu tháng cần giảm liều tùy theo bệnh cảnh lâm sàng.

Liều lượng Thu*c tính toán theo diện tích bề mặt cơ thể chính xác hơn và diện tích này có thể tính từ chiều cao và cân nặng.

Số lần dùng Thu*c trong ngày

Các kháng sinh thường dùng cách 6 giờ một lần. Cần linh hoạt khi dùng Thu*c cho trẻ em để tránh đánh thức trẻ về đêm, thí dụ Thu*c dùng trong đêm có thể cho trẻ uống lúc bố mẹ đi ngủ.

Khi sử dụng một Thu*c mới hay Thu*c có khả năng gây ngộ độc, liều lượng Thu*c do nhà sản xuất khuyến cáo cần được thực hiện nghiêm túc.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/vandeduoc/nguyen-tac-su-dung-khang-sinh-o-tre-em/)

Tin cùng nội dung

  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY