Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Nhật ký của người bệnh tiểu đường

Sự hoang mang sẽ dẫn ta đến vũng lầy bệnh tật. Chỉ có lý trí, kiến thức và tinh thần kỷ luật mới là kim chỉ nam giải thoát cho ta.

Hãy lắng nghe những chia sẻ về cuộc chiến chống bệnh tiểu đường của chị Quách QuếLệ (40 tuổi), hiện đang sống tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Nơi hành trình bắt đầu

Tháng 8/1999, tôi đi thăm người chị dâu đang nằm điều trị trong bệnh viện,nhân tiện chị dâu khuyên tôi nên kiểm tra sức khỏe tổng quát. Kết quả kiểm tra tim, gan, thận… củatôi đều không có vấn đề gì, chỉ duy có chỉ số đường máu là 13.0 mmol/l, sau 2 giờ đi ăn cơm về đolại là 23,5 mmol/l. Bác sĩ chẩn đoán là tôi bị đái tháo đường.

Là người vừa bước vào "ngưỡng cửa" bệnh tiểu đường, đặc biệt là khi biết đái tháođường là căn bệnh không thể chữa trị được và nếu không cẩn thận rất dễ dẫn đến những biến chứngnghiêm trọng như: mù mắt, có người phải tháo khớp chân, khớp tay, hay chân tay lở loét…

Tôi đã rấtlo sợ. Tôi nhớ rất rõ ngày đó. Tôi thấy hoang mang lo lắng vô cùng. Tôi không ngủ được, suốt cảngày lẫn đêm đều bị căn bệnh ám ảnh. Tôi không biết mình rồi sẽ như thế nào, cần phải làm gì và bắtđầu từ đâu?

Ngay sau đó tôi được rất nhiều người giới thiệu cho những "phương Thu*c bítruyền" hay "linh đơn thần diệu"… Có lần, tôi cùng chồng phải lặn lội đi mấy chục km để lấy những"thần dược" đó về uống. Cứ ai mách hay quảng cáo ở đâu là chúng tôi lại tìm đến lấy Thu*c.

Nhưng sau 2 tháng, chỉ số đường huyết của tôi không giảm mà còn tăng lên. Buồn bãvà thất vọng vì đã mù quáng để "tiền mất tật mang" tôi tìm đến khám ở Khoa Nội tiết, BVThạch An Môn thuộc Viện Nghiên cứu Đông y Trung quốc. Bác sĩ kê đơn Thu*c và dặn dò tôi thật cẩnthận. Tôi về nhà ghi nhớ tất cả và răm rắp làm theo những lời dặn của bác sĩ.

Tôi luôn nhớ câu nói của bác sĩ: "Đầu tiên là việc lấy lại tinh thần, phải luônluôn lạc quan". Thế là tôi không ngừng tìm hiểu kiến thức về tiểu đường, đi mua sách về đọc.

Càngtìm hiểu, tôi càng thấy lạc quan hơn khi hiểu rằng bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính nhưng nếubiết cách "sống chung" thì vẫn rất hòa bình và giảm các nguy cơ biến chứng. Và đây là những việctôi đã làm để đối phó với bệnh.

Ảnh minh họa

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Tôi bắt đầu điềi chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp với những gì trong sách dạy vàbác sỹ của tôi tư vấn. Tôi tuyệt đối hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều đường, mỡ động vật, chỉ ăncác loại hoa quả ít ngọt. Mỗi bữa tôi ăn 1 bát cơm và ăn nhiều loại rau, đậu phụ, ăn cá và các loạithịt nạc.

Tôi còn học hỏi kinh nghiệm ăn uống của những người mắc tiểu đường khác. Tuynhiên, tôi không kiêng khem quá mà vẫn đảm bảo đủ dưỡng chất nuôi cơ thể và có đủ sức làm việctốt.

2. Bắt đầu luyện tập

Bác sỹ nói với tôi rằng, vận động thể lực giúp cho chất insulin trong người làmviệc tốt hơn và cũng góp phần làm giảm trọng lượng cơ thể, giảm lượng đường trong máu. Vì là ngườilàm theo giờ hành chính nên tôi đã chọn môn đi bộ để rèn luyện.

Sáng tôi dậy sớm hơn xưa chừng 45 phút và đi bộ trong vòng 1 giờ đồng hồ. Và buổitối, sau khi ăn cơm xong 30 phút, tôi lại đi bộ lần 2 trong ngày. Chỉ sau một thời gian ngắn nghiêmchỉnh rèn luyện, đúng là tôi thấy người khỏe mạnh, nhẹ nhàng và linh hoạt hơn.

3. Uống Thu*c đều đặn

Trước đây, khi chưa phát hiện mình bị tiểu đường, tôi thường bỏ quên việc uốngThu*c đúng liều và đúng thời gian mỗi khi bị bệnh. Nhưng lần này, sau khi trực tiếp đối diện vớinhững nguy cơ rập rình, tôi đã tập cho mình thói quen uống Thu*c theo đơn Thu*c của bác sĩ rất đúnggiờ và đúng liều lượng.

Không những thế, những lần tái khám định kỳ, những lần kiểm tra đườnghuyết, huyết áp… tôi cũng nhất nhất tuân theo lịch hẹn của bác sĩ.

4. Thói quen ghi chép

Chưa từng có thói quen ghi chép và chưa từng có ý thích viết lách. Nhưng nhữngngày dài chống chọi với căn bệnh tiểu đường này, tôi đã phát hiện ra mình cũng có khả năng viếtlách qua những lần ghi chép cho "nhật ký bệnh tật" của mình. Tôi mua cho mình 1 quyển sổ rất dễthương và bắt đầu ghi chép tất cả những hoạt động của tôi trong ngày.

Đặc biệt là thực đơn đã ăn trong ngày đó. Ví dụ, hôm nay tôi ăn những gì, nếuthấy có biểu hiện tăng mức đường huyết thì tôi sẽ lưu ý để tránh ăn món đó cho những ngày sau. Tôighi lại mức đường huyết mỗi lần đo, hay tên các loại Thu*c mỗi lần uống… Hàng tháng tôi đều đưacuốn nhật ký cho bác sĩ điều trị xem.

Và cứ thế, từ chỗ là người bị động và hoảng sợ trước bệnh tật, tôi đã trở thànhngười chủ động kiểm soát được bệnh tình của mình. Bằng chứng là chỉ sau 3 tháng duy trì một cáchcực kỳ nghiêm túc các thói quen trên, chỉ số đường huyết của tôi đã hạ xuống còn 8,2 mmol/l.

Thật sự là chính tôi cũng cảm thấy "choáng" vì phấn chấn khi nhận được kết quảkhả qua đó. Nhưng điều thần kỳ vẫn chưa dừng lại đây.

Vì sau 1 năm thì mức đường huyết của tôi đãtrở về mức bình thường khoảng 5 - 6mmol/l. Vui mừng khôn tả xiết có lẽ là những từ chính xác nhất đểdiễn tả tâm trạng của tôi và người thân lúc này.

Nhưng dù có tạo được kỳ tích như thế, đến nay tôi vẫn luôn tuân thủ chế độăn uống, luyện tập, uống Thu*c và khám bác sĩ định kỳ như trước. Giờ đây, những thói quen đó đã trởthành một phần không thể thiếu trong cuộc đời tôi.

Theo Cẩm Lệ - Sức khỏe gia đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhat-ky-cua-nguoi-benh-tieu-duong-n206349.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY