Huyết học hôm nay

Nhiễm trùng máu có lây không, Mangyte ơi?

Bị nhiễm trùng máu có lấy vợ và sinh con bình thường được không? Viêm gan B có lây nhiễm qua cho vợ và con không? Chân thành cảm ơn BS.
Em xét nghiệm máu kết quả:

- Số lượng hồng cầu (MCV): 78,3 fl
- Số lượng bạch cầu: 11,80.10/l
- Lymphocyte : 22,7%
- HBSAg: Dương Tính
- CA 2 : 2,13
BS nói em bị nhiễm trùng máu và viêm gan B.

Nhiễm trùng máu điều trị được không, có lây cho người khác không, AloBacsi? Bị nhiễm trùng máu có lấy vợ và sinh con bình thường được không? Viêm gan B có lây nhiễm qua cho vợ và con không? Chân thành cảm ơn BS.

(Kan - Lâm Đồng)


Ảnh minh họa - nguồn internet
Chào em,

Bạch cầu trong máu tăng thường gặp nhất trong viêm nhiễm. Nếu như em có bất kỳ khó chịu ở cơ quan nào, như đau rát họng, tiểu gắt buốt, ho có đàm... thì nhiều khả năng cơ quan đó đang bị viêm nhiễm.

Đặc biệt nếu em không có bất kỳ triệu chứng khó chịu nào, không sốt, thì chưa chắc em bị nhiễm trùng khi chỉ dựa vào 1 kết quả xét nghiệm máu, vì chỉ số bạch cầu cao hơn ngưỡng giá trị trên bình thường ngoài viêm nhiễm còn có thể gặp trong tình trạng thiếu nước, nghiện rượu...

Việc điều trị thì sẽ dùng kháng sinh nhưng tùy là nhiễm trùng ở cơ quan nào mà lựa chọn Thu*c kháng sinh khác nhau. Nhiễm trùng đa số không lây, nhiễm trùng cấp thì sau khi điều trị đúng sẽ hết, lấy vợ và sinh con bình thường.

HBsAg dương tính cho thấy em đang mang virus HBV - một loại virus gây viêm gan siêu vi B, nhưng có trường hợp cơ thể chỉ mang virus mà dưới dạng không hoạt động chưa gây viêm gan, nên nếu chưa làm xét nghiệm men gan thì chưa kết luận được em có viêm gan B hay chỉ là nhiễm virus không hoạt động.

Nhưng có mang HBV thì có khả năng lây cho người khác, lây truyền giống HIV, qua đường máu, quan hệ T*nh d*c và mẹ truyền sang con là chính, nhưng khả năng lây nhiễm của HBV cao gấp HIV 100 lần nên phải kiểm tra những người thân quanh mình nữa. Nếu em lấy vợ và cho vợ tiêm ngừa HBV trước khi quan hệ T*nh d*c thì sẽ không bị lây, khi có con và con vừa sinh ra tiêm ngừa ngay HBV thì cũng bảo vệ được cho con.

BS Cao Thị Lan Hương
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhiem-trung-mau-co-lay-khong-alobacsi-oi-n249924.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Cháu muốn sang BV Bạch Mai xét nghiệm máu để biết bệnh Viêm gan B thì chi phí có cao không ạ? Khoảng bao nhiêu ạ? Cháu có bảo hiểm ở BV Tuệ Tĩnh sang đó có được hưởng không ạ? Cháu cảm ơn ạ!
  • Chào Mangyte! Em có tiêm phòng viên gan B ở viện Pasteur mũi thứ 2 vào tháng 12/2013 (giá Thu*c là 120.000 đ). Nhưng do làm mất phiếu tiêm nên khi vào tiêm mũi thứ 3 viện Pasteur không cho tiêm (vì không biết loại Thu*c nào). Cho em hỏi vậy bây giờ em phải tiêm lại từ đầu hay cách nào cho em tiêm được mũi thứ 3 hay không? (Tuyết Hạnh - TPHCM)
  • Xin Mangyte cho biết chụp CT toàn thân có cản quang tại trung tâm Hòa Hảo phải chuẩn bị những gì? Tôi đã nhiều lần chụp CT có cản quang trong 1 năm, có cần xét nghiệm máu lại trước khi chụp không? Tại Hòa Hảo có được tính BHYT hay không? Cám ơn các bác sĩ nhiều! (Trần Thị Hoa - Bến Tre)
  • Mangyte ơi, cho em hỏi: Em muốn xét nghiệm máu (bộ tiền phẫu) thì nên xét nghiệm ở đâu cho rẻ? Nếu có thể, Mangyte cho em danh sách bảng giá xét nghiệm của một vài bệnh viện để em tham khảo với. Cám ơn bác sĩ! (Mai My - maimy…@yahoo.com)
  • Tôi muốn khám tổng quát hết tất cả để biết xem mình có bệnh gì không, tôi muốn khám dịch vụ ở bệnh viện Chợ Rẫy thì cho tôi hỏi tôi nên khám khoa gì? Và nếu gọi điện thoại đặt giờ đến khám thì khi đến tôi sẽ báo ai để biết là mình đã đặt giờ? Xin cảm ơn! (Mong Truyen - Tiền Giang) Cho em hỏi xét nghiệm máu tìm bệnh ở TPHCM chỗ nào uy tín và tốt nhất, chi phí 1 lần xét nghiệm là bao nhiêu? (Bá Sang - Q. Tân Bình, TPHCM)
  • Ba tôi cần làm xét nghiệm máu mà ngán phải đến các trung tâm chờ đợi đông quá, với lại ông bị đau khớp, không tiện đi lại. Mangyte.vn giúp tôi địa chỉ lấy máu tại nhà được không? Cảm ơn nhé! (Phương Uyên - TPHCM)
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY