Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nhiều bức tranh thể hiện mong ước của trẻ em được sống trong môi trường không khói Thuốc

Số người hút Thuốc nhận được lời khuyên bỏ Thuốc từ các thành viên gia đình tăng từ 44% năm 2017 lên 50% năm 2018. 70% số người hút Thuốc đã cố gắng để bỏ Thuốc và hơn 60% người không hút Thuốc đã có cố gắng nhắc và khuyên người hút Thuốc bỏ Thuốc.

Ngày 15-6, tại Hà Nội, Quỹ Phòng, chống tác hại của Thuốc lá (Bộ Y tế) phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức lễ trao giải cuộc thi vẽ tranh cổ động phòng, chống tác hại của Thuốc lá.

Sự kiện này là một trong những hoạt động truyền thông rộng khắp trên toàn quốc với nhiều hình thức đa dạng và phong phú về tác hại của Thuốc lá với cơ thể con người.

Gần 800 bức tranh dự thi

Đánh giá về hiệu quả truyền thông qua cuộc thi vẽ tranh cổ động phòng chống tác hại của Thuốc lá, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của Thuốc lá (Bộ Y tế) cho biết, trải qua 2 vòng chấm sơ khảo và chung khảo, hầu hết tranh dự thi đều bám sát các nội dung về tác hại của hút Thuốc lá và hút Thuốc lá thụ động đến sức khỏe, kinh tế và môi trường.

PGS. TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh phát biểu tại lễ tổng kết cuộc thi

Qua cuộc thi đã thể hiện mong muốn của mọi người về việc được sống và làm việc trong lá; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức địa phương trong việc thực hiện môi trường không khói Thuốc.

Trong đó, nhiều tác phẩm đã thể hiện một cách sâu sắc và xúc động về mong ước của trẻ em được sống trong không khói Thuốc, kêu gọi người thân bỏ Thuốc vì cuộc sống khỏe mạnh, tươi đẹp, vì hạnh phúc gia đình.

Tiêu biểu như các tác phẩm: “Đừng để Thuốc lá mang bạn rời xa gia đình” của tác giả Đỗ Mạnh Hà; "Người lớn hút Thuốc chuốc dị tật cho trẻ thơ" của tác giả Nguyễn Thị Ngoan; “Bắt đầu bằng một thói quen tốt” của tác giả Nguyễn Thị Huế cùng rất nhiều tác phẩm ý nghĩa khác, đã góp phần tạo nên thành công cho cuộc thi này.

“Thành công lớn nhất của cuộc thi không chỉ được đánh giá qua số lượng và chất lượng tranh dự thi mà còn thể hiện ở giá trị lâu dài của các tác phẩm trong việc truyền thông trực tiếp tới cộng đồng về tác hại của Thuốc lá”-PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

Trong gần 800 tác phẩm dự thi, Ban giám khảo đã chọn ra 7 giải Khuyến khích, 3 giải Ba, 3 giải Nhì và 1 giải tập thể dành cho tập thể có nhiều tranh dự thi có chất lượng. Trong đó, 3 giải Nhì thuộc về các tác giả: Phạm Thị Thúy Nga với tác phẩm “Hút Thuốc tàn phá cơ thể của bạn”; Nguyễn Thị Huế với tác phẩm “Bắt đầu bằng một thói quen tốt”; Nguyễn Ngần với tác phẩm “Vì tương lai con em của chúng ta hãy nói không với Thuốc lá”.

3 ba giải Ba được trao cho cho các tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết - Tác phẩm: Thuốc lá – Độc tố huy hoại bản thân và cộng đồng; Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Vân - Tác phẩm: Đừng để Thuốc lá hủy hoại cơ thể; Tác giả Phạm Thị Mai- Tác phẩm: Cha và con cùng chung hậu quả.

Hơn 60% người không hút Thuốc đã có cố gắng nhắc và khuyên người hút Thuốc bỏ Thuốc

Thông tin từ Quỹ Phòng chống tác hại Thuốc lá cho biết, với sự tham gia tích cực của các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố, các tổ chức, công tác xây dựng đang ngày càng được nhân rộng; nhận thức về tác hại của hút Thuốc và hút Thuốc thụ động được nâng cao và duy trì, ý thức tuân thủ quy định cấm hút Thuốc tại các nơi công cộng như trường học, nơi làm việc, trên phương tiện giao thông công cộng có những chuyển biến tích cực.

Nghiên cứu đánh giá hàng năm đối với các chiến dịch truyền thông của Quỹ Phòng chống tác hại Thuốc lá thực hiện trong giai đoạn 2014-2018 được tiến hành độc lập bởi tổ chức Y tế cộng đồng Vital Strategies đã cho thấy các chiến dịch truyền thông giai đoạn 2014-2018 đã có tác động tích cực đến thái độ và hành vi của cả người hút Thuốc và người không hút Thuốc, khuyến khích người hút Thuốc không hút gần mọi người và cố gắng bỏ Thuốc.

Trao giải cuộc thi vẽ tranh cổ động phòng chống tác hại Thuốc lá "Cuộc sống không khói Thuốc"

Số người hút Thuốc nhận được lời khuyên bỏ Thuốc từ các thành viên gia đình tăng từ 44% năm 2017 lên 50% năm 2018. 70% số người hút Thuốc đã cố gắng để bỏ Thuốc và hơn 60% người không hút Thuốc đã có cố gắng nhắc và khuyên người hút Thuốc bỏ Thuốc.

Trong 5 năm qua, cũng có sự tăng đáng kể hiểu biết về tác hại của hút Thuốc lá thụ động. 96% những người không hút Thuốc đều nói rằng họ quan tâm đến sức khỏe của con họ khi họ hút Thuốc gần con của mình; Hơn 90% cho biết mọi người nên yêu cầu người hút Thuốc không hút Thuốc gần người khác.

Bên cạnh đó, kết quả Điều tra Toàn cầu về sử dụng Thuốc lá ở người trưởng thành năm 2015 so với năm 2010, tỷ lệ hút Thuốc chung của nam giới khu vực thành thị giảm 5%. Những kết quả của hoạt động truyền thông này là những chỉ số bền vững cho công tác phòng chống tác hại của Thuốc lá tại Việt Nam, góp phần giảm tỷ lệ hút Thuốc, giảm gánh nặng bệnh tật, Tu vong do các bệnh liên quan đến sử dụng Thuốc lá tại Việt Nam trong thời gian tới.

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nhieu-buc-tranh-the-hien-mong-uoc-cua-tre-em-duoc-song-trong-moi-truong-khong-khoi-thuoc-n159030.html)

Tin cùng nội dung

  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY