Hiện tượng chàm sữa (lát sữa) thường xuất hiện ở những trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên. Lát sữa thường xuất hiện ở hai bên má, mặt rồi lan đến các vị trí như cằm, trán và có thể lan xuống mình hoặc tay chân. Đây là một trong những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh.
Khi bị lác sữa sẽ xuất hiện những mẩn đỏ li ti sau đó là các mụn nước, chúng sẽ nhanh chóng vỡ ra khiến vùng da tại đó bị ửng đỏ và rớm dịch. Nặng hơn, vùng da nổi lác sẽ bị nứt nẻ, mẩn đỏ, rịn nước, đóng mày và tróc vảy.
Bệnh dễ tái phát nếu điều kiện vệ sinh và chăm sóc trẻ không tốt, nguyên nhân gây bệnh chàm sữa khá phức tạm, một số người cho rằng bệnh mang yếu tố di truyền.
Nổi hạt kê là tình trạng thường gặp ở da bé, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những hạt màu trắng đục nhô lên da. Nguyên nhân là do sự ứ đọng của các chất bã nhờn, hay gặp ở những vị trí có nhiều tuyến bã nhờn như trán, mũi, gò má. Một số trường hợp còn xuất hiện ở bắp tay của bé.
Những hạt kê này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và có thể tự mất sau vài tuần lễ. Vì vậy, các bố mẹ phải thường xuyên tắm rửa và vệ sinh sạch sẽ cho bé, không kỳ cọ mạnh trên da đặc biệt là những vùng bị nổi hạt kê, tránh làm ảnh hưởng đến da của bé.
Hăm tã là một trong các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây ra chứng hăm tã ở trẻ nhỏ do nhiều tác nhân nhưng phổ biến nhất là do nước tiểu của bé bị ứ đọng lại hoặc do các mẹ ít thay tã cho bé, để những vết bẩn và vi khuẩn trên bã tiếp xúc với da quá lâu, từ đó xuất hiện những dấu hiệu hăm, tấy đỏ, nếu để tình trạng này kéo dài và không chữa trị sẽ khiến cho lớp da trở nên căng bóng và có khả năng sinh ra mụn mủ.
Theo Gia Đình Việt Nam
Link bài gốc
Copy link
https://giadinhvietnam.com/nhung-benh-ngoai-da-thuong-gap-o-tre-so-sinh-d136602.htmlChủ đề liên quan:
bệnh ngoài da cách chăm con da thường ngoài da sơ sinh thường gặp trẻ bị bệnh ngoài da trẻ sơ sinh