Thần kinh , Đau đầu hôm nay

Những điều cần nhớ khi chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình

Bệnh nhân rối loạn tiền đình đặc biệt là người mắc bệnh nặng cần được chăm sóc từ những người thân trong gia đình.

Tiền đình là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay, khi mà cuộc sống bận rộn, con người luôn phải đối mặt với những căng thẳng, mệt mỏi,…cùng với những tác động của môi trường và chế độ ăn uống không hợp lí thì hầu như ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này.

Sau đây là một số cách chăm sóc bệnh nhân khi bị bệnh rối loạn tiền đình.

Chế độ dinh dưỡng

Đối với tiền đình, chế độ ăn uống là một điều vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị bệnh, vì vậy khi chăm sóc người bệnh tiền đình hãy luôn tuân thủ chế độ dinh dưỡng, giúp người bệnh ăn uống và nghỉ ngơi hợp lí và tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ.

Các loại thực phẩm nên ăn

Rau xanh, nhất là các loại rau giàu chất xơ được các chuyên gia khuyên dùng thường xuyên để có một cơ thể khỏe mạnh ngay cả đối với những người bình thường. Đặc biệt khi thì rau xanh đóng góp một phần vô cùng quan trọng trong chế độ dinh dưỡng.

Khi chăm sóc người bệnh cần chú ý lựa chọn những loại rau có nhiều sắt để bổ sung cho cơ thể người bệnh.

Các thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp cơ thể bổ sung các vitamin cần thiết, tạo thuận lợi cho quá trình trao đổi chất của cơ thể, quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng cũng diễn ra dễ dàng hơn. Đặc biệt khi chăm sóc người bệnh cần chú ý lựa chọn những loại rau có nhiều sắt để bổ sung cho cơ thể người bệnh.

Ngoài ra, cũng nên bổ sung thêm các loại trái cây tươi để cung cấp các loại vitamin chơ cơ thể, tăng sức đề kháng và phục hồi sức khỏe bị suy nhược,…

Ngoài ra việc bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin B6, C, D, acid folic rất tốt đối với

Tránh các loại mỡ động vật, các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo no – chất dễ gây tắc động mạch

Tránh thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh bởi chúng có thể làm tăng cholesterol trong máu.

Hạn chế sử dụng Thu*c lá bởi trong chúng chứa chất nicotine gây biến chứng teo hẹp mạch máu trong cơ thể, làm tăng huyết áp, giảm máu đến vùng tai trong – nguyên nhân khiến các triệu chứng và bệnh trở nên nặng hơn.

Để chăm sóc người bệnh tốt nhất, bạn nên hạn chế những thực phẩm có chứa lượng đường và lượng muối cao, chỉ nên sử dụng đường và muối có sẵn trong thành phần của những loại thực phẩm được sử dụng hàng ngày.

Tránh các thực phẩm và đồ uống có chứa các chất kích thích như cafein vì cafein có thể khiến tình trạng ù tai tăng lên. Hạn chế rượu, bia bởi rượu, bia sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương có thể gây các cơn đau đầu với rối loạn tiền đình. Do đó khi chăm sóc người bệnh tiền đình bạn nên loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn.

Bổ sung đủ nước cho bệnh nhân hàng ngày

Để chăm sóc người bệnh tốt nhất, bạn nên cho người bệnh uống thật nhiều nước để bổ sung vào lượng nước đã bị mất của cơ thể. Mỗi ngày người bệnh nên uống khoảng 1,5 đến hai lít nước để cơ thể được cung cấp đủ nước cho các quá trình trao đổi chất và các hoạt động của cơ thể được diễn ra hiệu quả.

Ngoài nước nguyên chất, có thể cho người bệnh sử dụng các loại nước ép hoa quả, sinh tố thay thế.

Luyện tập thể dục thể thao cho người bệnh

Bệnh nhân mắc cần thường xuyên tập thể dục đều đặn, nhất là vùng đầu, cổ gáy, tập đẩy hơi vào hai tai bằng cách dùng hai bàn tay áp vào hai bên tai mỗi ngày 50-100 lần.

Các bài tập riêng dành cho người bệnh sẽ hỗ trợ làm giảm thiểu những triệu chứng khó chịu của bệnh, giúp người bệnh giữ gìn sức khỏe.

Hạn chế việc người bệnh bị stress căng thẳng

Stress, căng hẳng khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn chính vì vậy cần tạo tâm lý vui vẻ thoải mái, sắp xếp công việc hợp lý, tránh căng thẳng, mỏi mệt, tránh ngồi lâu trước máy vi tính, tránh ngồi nhiều trong phòng lạnh, không nên ngồi lâu một chỗ trong phòng.

Người bị bệnh cũng không đứng lên ngồi xuống quá nhanh, không nên quay cổ, mà cần tập từ từ hoặc tránh lái xe, điều khiển máy móc có động cơ mạnh nếu thường xuyên bị choáng váng, đau đầu.

Bệnh nhân cũng cần giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt, khó chịu trong người.

Khám sức khỏe định kỳ

Bệnh nhân cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, chữa bệnh tốt nhất khi thấy xuất hiện dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình, để giúp hạn những bệnh lý nặng như tai biến mạch não, u não…

Theo Khuê Minh - VietNamNet

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhung-dieu-can-nho-khi-cham-soc-benh-nhan-roi-loan-tien-dinh-n349512.html)

Tin cùng nội dung

  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Là một người chăm sóc bệnh nhân không phải là việc đơn giản, bài viết này giúp chúng ta hiểu được những áp lực và cách đối phó với áp lực của người chăm sóc.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY