Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Những nguy hiểm khi ăn dưa hấu vào ngày nóng bức

Dưa hấu có vị ngọt tính mát, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, lại rất giàu vitamin. Do đó, rất nhiều người ưa dùng loại trái cây này vào những ngày hè nóng bức.
Tuy nhiên, dưa hấu là loại trái có tính hàn, vì thế, cần lưu ý một số điều khi ăn loại trái này để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhiệt lượng cao

Dưa hấu có đến hơn 94% là nước, nhưng có lượng đường rất cao. Dưa hấu có vị ngọt bình thường chứa khoảng 5% đường, do đó, loại trái này nhiệt lượng cao, lượng calories 250 kcal/kg. Ăn khoảng 5 kg dưa hấu sẽ tương ứng với mức hấp thu nhiệt lượng khoảng 1250 kcal, tương đương với ăn 6 bát cơm. Có những trái dưa hấu độ đường cao đến 13 ~ 14 độ thì nhiệt lượng càng cao hơn. Do đó, người có bệnh tiểu đường mà ăn nhiều dưa hấu là rất không tốt, cần chú ý.

tiêu chảy

Những người có cơ quan tiêu hóa bình thường có thể ăn nhiều dưa hấu bởi không bị táo bón hoặc tiêu chảy. Nhưng nếu người nào có thể chất suy hàn, hoặc đường ruột hay dạ dày bị sưng, viêm, lở loét, thì ăn dưa hấu sẽ rất hại cho sức khỏe. Vì dưa hấu nhiều nước, do đó việc một lượng nước lớn ở trong dạ dày sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, không tốt cho tiêu hóa hoặc dẫn đến tiêu chảy.

Nguồn dinh dưỡng trong dưa hấu phong phú, là trái cây lý tưởng cho ngày hè, nhưng khi trời quá nóng, không nên ăn nhiều dưa hấu để lạnh. Bởi dưa hấu để lạnh mang khí hàn, ăn vào sẽ tăng gánh nặng cho dạ dày, làm hại dạ dày, từ đó có thể kéo đến phổi gây ra các triệu chứng dị ứng như hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ngứa da.

Với một số người, việc ăn dưa hấu quá nhiều sẽ gây ra chứng nóng trong người. Bởi dưa hấu lợi tiểu, trong khi tiểu nhiều ảnh hưởng không tốt đến chất dịch trong cơ thể, khiến tay chân và tim bị nóng, gây khô miệng và cổ họng, mũi khô hoặc chảy máu.

Người bao tử không tốt không nên ăn dưa hấu quá muộn, vì nếu tiêu hóa không tốt sẽ gây tiêu chảy. Nên ăn dưa hấu sau khi ăn trưa và nghỉ ngơi một chút; ăn sau khi vận động thể thao nhằm không chỉ để bổ sung nước mà còn tạo cảm giác sảng khoái, dễ chịu.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhung-nguy-hiem-khi-an-dua-hau-vao-ngay-nong-buc-15632.html)

Tin cùng nội dung

  • Một nghiên cứu mới đây cho thấy những người bị sỏi thận có thể tăng nguy cơ bị tiểu đường týp 2 sau này.
  • Sau khi ăn no nếu lao động nặng, lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa có thể bị đẩy xuống phía dưới, làm dạ dày phải căng ra và lâu dần bị sa dạ dày.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường