Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nữ điều dưỡng hơn 1 tháng ở tâm dịch và khoảnh khắc chờ kết quả xét nghiệm của chính mình

Khi một nam đồng nghiệp dương tính SARS-CoV-2, chị Hoàn đang cầm chiếc bộ đàm đặt mạnh xuống bàn. Chị và các đồng nghiệp khác tự hỏi: Liệu chiếc bộ đàm có phải là tác nhân lây truyền bệnh.

Xung phong ở lại tâm dịch

chị hoàng minh hoàn, điều dưỡng trưởng khoa hồi sức tích cực, bệnh viện bạch mai, được tăng cường vào tp đà nẵng để chống dịch covid-19 vào ngày 28/7. ban đầu, nữ điều dưỡng chỉ xác định chi viện 1-2 ngày, nhưng sau đó do tình hình dịch có quá nhiều thứ cần phải làm để cứu chữa người bệnh nên quyết định ở lại chống dịch suốt 1 tháng.

phải khó khăn lắm chúng tôi mới có cơ hội ngồi trò chuyện với chị để lắng nghe những tâm sự chân thành của người thầy Thu*c nơi tuyến đầu chống dịch. công việc của tại các bệnh viện của tp đà nẵng không được lên lịch cố định, thậm chí nửa đêm chị vẫn bật dậy từ nơi lưu trú tức tốc có mặt tại bệnh viện để cứu chữa bệnh nhân.

chị kể: "ngày 28/7 khi đang trực tại bệnh viện bạch mai thì bất ngờ nhận lệnh của lãnh đạo chi viện cho đà nẵng. lúc đầu tôi nghĩ chắc sẽ chỉ vào 1-2 ngày thì quay trở lại công việc thường nhật. ngay ngày hôm sau đoàn công tác của bệnh viện bạch mai đã có mặt tại 3 bệnh viện tại quảng nam, rồi đi giảng, truyền kinh nghiệm chống dịch cho các bệnh viện tại đà nẵng".

tuy nhiên, tình hình dịch những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8 tại tâm dịch đà nẵng càng trở nên căng thẳng. trong khi đó về chuyên môn hồi sức của điều dưỡng tại các bệnh viện thì chị hoàn nhận thấy vẫn có nhiều thứ cần thiết phải sắp xếp, lo lắng, xắn tay vào nên chị quyết định ở lại cùng đội ngũ thầy Thu*c tại các các bệnh viện tiếp tục chiến đấu.

Chị Hoàn lúc nghỉ tạm uống hộp sữa

"tôi đề xuất với cấp trên xin ở lại tâm dịch để cùng chiến đấu bởi nhận thấy rằng mình cần phải ở lại. khi đó, lãnh đạo nói rằng nếu tôi ở lại thì rất mừng và may mắn vì tôi nhận ra trách nhiệm của mình. chắc chắn đà nẵng cần những người như mình khi một bệnh viện dã chiến như hòa vang không phải có tất cả mọi thứ", điều dưỡng hoàng minh hoàn nói.

Cuộc chiến không tiếng súng

bản thân điều dưỡng hoàn cũng như bao thầy Thu*c tại bệnh viện bạch mai đã trải qua những ngày chống dịch covid-19 vào thời điểm bệnh viện bị phong tỏa.

chị kể: "khi nghe thông tin bệnh viện bạch mai bị phong tỏa, 6h sáng tôi đã xung phong đi vào bệnh viện ngay, chồng cũng là người làm ngành y nên rất thông cảm, thành ra dịp ấy cả 2 vợ chồng đều chống dịch trong bệnh viện suốt 14 ngày".

tuy nhiên, với chị hoàn, chống dịch tại bệnh viện bạch mai và bệnh viện dã chiến hòa vang đem lại 2 tâm trạng khác nhau. ở bệnh viện dã chiến hòa vang bản thân chị đánh giá rất căng thẳng, còn ở bệnh viện bạch mai cảm thấy rất an toàn bởi không có bệnh nhân điều trị covid-19.

Nữ điều dưỡng luôn xung phong vào tâm dịch

"Giai đoạn chống dịch tại Bạch Mai tôi cảm thấy rất an toàn, như chính trong ngôi nhà của mình thôi. Nhưng chỉ khác là nhà tôi cách 5 phút di chuyển đến viện, thay vì ở nhà thì 2 vợ chồng ở viện, con gửi về quê nên chúng tôi rất thoải mái, yên tâm" - chị Hoàn nhớ.

dù là người hết mình với công việc, nhưng điều dưỡng hoàng minh hoàn cũng như nhiều đồng nghiệp khác cũng rất căng thẳng, trăn trở khi trực tiếp điều trị bệnh nhân tại bệnh viện dã chiến hòa vang – nơi có đông bệnh nhân mắc covid-19 nhất cả nước.

chị nói: "mọi người cũng biết rằng, đợt 1 không có bệnh nhân Tu vong, đợt dịch tại đà nẵng có một số bệnh nhân Tu vong, nên sự đánh giá của dư luận khiến bản thân tôi cũng rất lo. có lẽ người dân cũng chưa thực sự hiểu hết là mình làm gì hay ngành y làm gì được cho bệnh nhân. nhưng thực ra, đoàn chuyên gia của bạch mai, chợ rẫy... chúng tôi đã cố gắng hết sức. bộ y tế đã chỉ đạo phải cố cứu bệnh nhân bằng mọi cách".

ánh mắt nữ điều dưỡng nhìn xa xăm rồi nói: "bình thường bệnh nhân nằm viện đã khổ rồi, nếu mắc covid-19 thì gia đình không được tiếp xúc, xã hội xa lánh và chỉ có nhân viên y tế, đặc biệt những người điều dưỡng như chúng tôi tiếp xúc với bệnh nhân hàng ngày.

Ngoài việc chúng tôi chăm sóc điều trị cho bệnh nhân thì chúng tôi cũng chăm sóc về tinh thần nữa. Ví dụ như dưới tầng 1, bệnh nhân nhẹ hơn thì ngày nào cũng vỗ về, đưa bệnh nhân đi lại trong phòng, khi người ta có thể tự túc thì mình vừa xúc cơm vừa động viên để người bệnh có thể ăn được nhiều hơn…".

Khoảnh khắc khó quên

suốt 1 tháng chống dịch tại tâm dịch đà nẵng, cụ thể là bệnh viện dã chiến hòa vang, điều dưỡng hoàng minh hoàn có lẽ sẽ chẳng bao giờ quên khoảnh khắc chứng kiến một nam đồng nghiệp bất ngờ bị mắc covid-19.

Chị kể: "nam bác sĩ ấy có kết quả dương tính với sars-cov-2 khiến tôi và nhiều người rất bất ngờ và sốc, bởi không hiểu anh ấy bị nhiễm ở đâu. chúng tôi tự đặt câu hỏi, mình đã cố gắng làm hết sức cho người ta không bị lây nhiễm hay chưa. nhưng mặt khác bản thân tôi rất tự tin khi anh ấy chính là người nhắc nhở tôi đeo khẩu trang sao cho đúng".

nữ điều dưỡng cảm thấy tâm trạng rối bời, chị đặt mạnh chiếc bộ đàm trên tay xuống bàn rồi nhìn chăm chăm vào vật dụng đó, bởi chị nghĩ rằng rất có thể chiếc bộ đàm là tác nhân lây truyền.

"Hành động đấy rất buồn cười, tôi cầm chiếc bộ đàm ấy bởi tôi nghĩ vì anh em nói chuyện với nhau qua bộ đàm và nghĩ liệu virus lây qua đó hay không. Khi chăm sóc bệnh nhân mình dự phòng rất dễ, chỉ cần tuân thủ mặc đầy đủ đồ bảo hộ theo quy định" - chị Hoàn nói.

Sau khi phát hiện nam đồng nghiệp mắc Covid-19, đoàn tiến hành các biện pháp tự cách ly, giảm thiểu tiếp xúc với người khác bằng cách mang cơm lên phòng nghỉ ăn thay vì ăn tập trung, không họp nhóm.

Nhưng khi tất cả mọi người có kết quả xét nghiệm âm tính với sars-cov-2, thì riêng chị lại chưa có.

chị nói: "duy nhất tôi chưa có kết quả, các bạn đồng nghiệp cứ trêu là có khi dương tính rồi nên mới lâu như thế. hôm đấy cũng phải đến 2h đêm vẫn không ngủ được vì cứ lo không biết mình có dương tính hay không. đến chiều hôm sau, tôi xác định là thôi bây giờ dương hay âm thì cũng là mình rồi. mà nếu dương thì cdc người ta sẽ đến mời đi ngay. cho nên nếu chưa mời mình có nghĩa là âm tính. chiều hôm đấy có kết quả âm tính thì thở phào nhẹ nhõm".

cuối cùng nữ điều dưỡng trưởng khoa hồi sức tích cực, bệnh viện bạch mai tâm sự: "tôi có đam mê nghề nghiệp rồi nên dù vất vả nhưng thấy bệnh nhân tốt lên, ngày ngày thấy bệnh nhân đỡ sốt, người ta đang phù mà rút cân đi, có thể vận động được hoặc người ta nhìn thấy mình hoặc là người ta cứ cười, thì mình thấy vui lắm".

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/nu-dieu-duong-bach-mai-chien-dau-hon-1-thang-o-tam-dich-da-nang-va-khoanh-khac-cho-ket-qua-xet-nghiem-cua-chinh-minh-20200903094051562.htm)

Tin cùng nội dung

  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Là một người chăm sóc bệnh nhân không phải là việc đơn giản, bài viết này giúp chúng ta hiểu được những áp lực và cách đối phó với áp lực của người chăm sóc.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY