Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Phác đồ điều trị suy hô hấp sơ sinh

Nếu thở NCPAP với FiO2 = 60 - 70% mà không duy trì được PaO2 > 50 -60mmHg hay trẻ ngưng thở, hoặc ngưng thở kéo dài phải bóp bóng hỗ trợ ở trẻ non tháng nhiều hơn 3 lần/giờ mặc dù đã sử dụng NCPAP và cafein.

Nhận định chung

Suy hô hấp cấp là sự rối loạn khả năng trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch dẫn đến giảm O2 và/hoặc tăng CO2 trong máu động mạch. Nguyên nhân có thể do:

Bệnh nhu mô phổi: bệnh màng trong, cơn khó thở nhanh thoáng qua, hít nước ối phân su.

Bệnh màng phổi: tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, tràn dịch dưỡng chấp.

Tim mạch: bệnh tim bẩm sinh, cao áp phổi nguyên phát, thiếu máu hay đa hồng cầu.

Thần kinh: ngạt chu sinh (ngưng thở, xuất huyết não, phù não), mẹ dùng Thu*c (Thu*c mê, an thần), tổn thương thần kinh hoành, bệnh lý thần kinh cơ.

Nhiễm trùng: viêm phổi, nhiễm trùng huyết.

Chuyển hóa: toan chuyển hóa, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt.

Bệnh lý ngoại khoa: hẹp mũi sau, teo thực quản, thoát vị hoành, hội chứng Pierre Robin.

Thanh quản: màng chắn thanh quản, u nhú thanh quản, mềm sụn thanh quản, liệt dây thanh âm.

Khí quản: mềm khí quản, hẹp khí quản.

U/kén phổi bẩm sinh.

Bất thường xương sườn, lồng ngực.

Phác đồ điều trị suy hô hấp sơ sinh

Nguyên tắc điều trị

Thông đường thở.

Cung cấp oxy.

Điều trị nguyên nhân.

Điều trị hỗ trợ.

Xử trí ban đầu

Thông đường thở: Giải quyết nguyên nhân gây tắc, chèn ép đường hô hấp.

Tắc mũi sau: Kích thích cho khóc hoặc đặt ống thông miệng hầu nhằm giúp thở qua miệng. Cần chuyên khoa tai mũi họng can thiệp.

Hút đờm nhớt.

Chỉ định cung cấp oxy

Thay đổi nhịp thở > 60 l/p hoặc < 60mmHg (đủ tháng), PaO2 < 85 - 90% (PaO2 < 50 - 60mmHg) với thở oxy qua ống thông mũi.

Thở không hiệu quả, thở nông nhanh hoặc gắng sức nhiều.

Tràn khí màng phổi sau khi đã được dẫn lưu.

Thở máy

Nếu thở NCPAP với FiO2 = 60 - 70% mà không duy trì được PaO2 > 50 -60mmHg hay trẻ ngưng thở, hoặc ngưng thở kéo dài phải bóp bóng hỗ trợ ở trẻ non tháng nhiều hơn 3 lần/giờ mặc dù đã sử dụng NCPAP và cafein.

Điều trị nguyên nhân

Các bệnh lý cần can thiệp ngoại khoa: thoát vị hoành, teo thực quản, teo tịt lỗ mũi sau…

Các bệnh lý nội khoa có xử trí đặc hiệu:

+ Viêm phổi hít phân su: bơm surfactant.

+ Tràn khí màng phổi: lượng nhiều cần dẫn lưu.

+ Ngộ độc Morphin hoặc dẫn xuất Morphin: Dùng Naloxone 0,1mg/ kg/lần tĩnh mạch.

+ Cơn ngưng thở ở trẻ sinh non: Cafein citrate 20mg/kg liều tấn công, 5mg/kg/ngày liều duy trì tĩnh mạch hoặc uống.

+ Bệnh màng trong: bơm surfactant, thở NCPAP.

Xử trí tiếp theo

Đảm bảo khả năng phân bố oxy cho mô và tế bào

Sốc: bồi hoàn thể tích tuần hoàn.

Chỉ định truyền máu theo tuổi thai và bệnh chính.

Điều trị toan máu

Chỉ bù Bicarbonate khi có toan chuyển hóa nặng (pH < 7,2) và không kèm toan hô hấp.

Điều trị hỗ trợ

Đảm bảo môi trường nhiệt độ thích hợp.

Cung cấp oxy ẩm, ấm.

Cung cấp đủ năng lượng, tùy tình trạng bệnh có thể bơm sữa qua sonde dạ dày hoặc nuôi bằng đường tĩnh mạch.

Điều trị nhiễm trùng: Bằng các loại kháng sinh phổ rộng.

Nguồn: Internet.


Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phac-do-dieu-tri-suy-ho-hap-so-sinh-47228.html)

Chủ đề liên quan:

điều trị suy hô hấp sơ sinh

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY