Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Phẫu thuật thành công bướu quái khổng lồ ở trẻ sơ sinh

Ngày 4/2, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết đã thực hiện thành công ca phẫu thuật cắt lọc khối bướu quái khổng lồ nặng gần 1 kg cho trẻ sơ sinh nhờ chương trình phối hợp sản - nhi.

Bác sĩ nguyễn thị cẩm xuyên, khoa ngoại tổng hợp cho biết, thông qua chương trình phối hợp sản - nhi, các bác sĩ bệnh viện nhi đồng thành phố nhận được thông tin từ bệnh viện từ dũ về một trường hợp khá đặc biệt. đó là thai phụ l.đ.b.t (30 tuổi, ngụ tại tỉnh đồng nai), mang thai 27 tuần tuổi, thông qua chẩn đoán tiền sản phát hiện thai nhi có một khối u quái khổng lồ vùng cùng cụt.

Bác sĩ Nguyễn Thị Cẩm Xuyên nhìn nhận, thai nhi có khối u to, có khả năng 10% nguy cơ ác tính, cần được phẫu thuật sớm sau sinh. Tuy nhiên, do khối u quá lớn gây nên sự chèn ép, xâm lấn cơ quan lân cận ảnh hưởng đến đường tiết niệu, tiêu hóa, còn có nguy cơ suy tim, suy hô hấp và có thể Tu vong trước sinh và trước phẫu thuật.

Sau khi được tham vấn, gia đình thai phụ quyết tâm giữ lại thai nhi. đến tuần thai thứ 36, bé gái chào đời bằng kỹ thuật sinh mổ có cân nặng 3,6 kg với khối u khổng lồ vùng cùng cụt. ngay sau sinh, bé gái được chuyển đến bệnh viện nhi đồng thành phố để chuẩn bị phẫu thuật.

Tại bệnh viện nhi đồng thành phố, bệnh nhi được chẩn đoán có khối u quái khổng lồ vùng cùng cụt tuýp i, được chăm sóc tích cực tại khoa hồi sức sơ sinh, chuẩn bị trước mổ. ca phẫu thuật tiến hành ngay khi bệnh nhi mới chỉ vài ngày tuổi dưới sự chỉ đạo của bác sĩ tạ huy cần, trưởng khoa ngoại tổng hợp, đã bóc trọn khối u to, nặng gần 1 kg, chứa các thành phần da, lông, tóc, móng, các chi, xương và ruột… sau phẫu thuật, bệnh nhi được hồi sức ổn định, những vết khâu da cho một hình hài mới đang lành tốt.

Theo bác sĩ nguyễn thị cẩm xuyên, u quái cùng cụt (teratoma vùng cùng cụt) có tỷ lệ mắc 1:40.000 trẻ sinh sống. u có nguồn gốc từ tế bào phôi thai, phân thành 4 loại i, ii, iii, iv dựa vào vị trí khối u. bệnh lý u quái có thể chẩn đoán tiền sản bằng siêu âm hoặc mri kỹ thuật cao giúp đánh giá tiên lượng và chuẩn bị trước sinh cũng như hồi sức sau sinh. may mắn ở trẻ sơ sinh này, u quái tuýp i có tiên lượng khả quan, nguy cơ ác tính là 10%.

Bác sĩ Nguyễn Thị Cẩm Xuyên nhìn nhận, ngày nay sự phát triển của kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán hình ảnh và sự hợp tác của các chuyên gia sản – nhi đã mang đến nhiều hy vọng hơn cho các bé sơ sinh với bệnh lý u to, phức tạp. Từ đó, khuyến cáo các thai phụ cần khám thai định kỳ nhằm phát hiện sớm các bệnh lý bẩm sinh tim mạch, lồng ngực, thần kinh, tiêu hóa, tiết niệu… để có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Đinh Hằng (TTXVN)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/y-te/phau-thuat-thanh-cong-buou-quai-khong-lo-o-tre-so-sinh-20210204223936193.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tiêm nhầm vắcxin khiến ba trẻ sơ sinh bị Tu vong xảy ra sáng 20/7/2013 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa.
  • Viêm ruột hoại tử là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh non tháng.
  • Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 đến 7 ngày tuổi. Nếu chăm sóc rốn không tốt, có thể gây nhiễm trùng rốn.
  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY