Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Phòng bệnh đường hô hấp vào mùa lạnh

Mùa lạnh là điều kiện để các bệnh về đường hô hấp gia tăng, đặc biệt là các đối tượng có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ, người già, người bệnh. Sau đây là một số bệnh thường gặp vào mùa lạnh và cách phòng bệnh.

1. Hen phế quản

Hen phế quản còn gọi là hen suyễn hay bệnh suyễn là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản. Bệnh xuất hiện là do phản ứng co thắt phế quản gây tắc nghẽn đường hô hấp có hồi phục khi được kích thích bởi sự tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, không khí lạnh, tập thể thao, hay các kích thích về cảm xúc.

2. Viêm mũi xoang cấp

Viêm xoang cấp là tình trạng viêm nhiễm một hoặc nhiều xoang, bao gồm xoang hàm, xoang sàng và xoang trán. Nguyên nhân có thể do trẻ nhiễm virut đường hô hấp trên, dị ứng hoặc nhiễm nấm. Viêm xoang dễ nhận biết qua các dấu hiệu như ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi nhiều, nước mũi ban đầu trong, chuyển sang trắng đục, màu xanh hoặc vàng ngà, đau ở hốc mắt...

3. Viêm thanh quản

Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh âm bị sưng dẫn đến khản hoặc mất giọng. Bệnh có thể xuất hiện đột ngột ngay sau khi ăn thực phẩm lạnh, tắm nước lạnh, luồng khí lạnh của điều hòa phả vào vùng đầu, mặt, cổ.

4. Viêm thanh khí phế quản cấp

Viêm thanh khí phế quản cấp là tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp. Bệnh có thể gây tắc nghẽn hô hấp, khiến người bệnh ho nhiều. Khi mắc bệnh, thanh quản và khí quản sẽ bị kích ứng và sưng lên. Tình trạng bệnh kéo dài có thể gây ra viêm phổi.

5. Viêm họng

Người bệnh có những dấu hiệu như sốt, kém ăn, nghẹt mũi, ho, thậm chí nôn mửa, tiêu chảy. Các biểu hiện khác là đau họng, nuốt khó khăn, kém ăn, đau đầu, tay chân nhức mỏi.

6. Viêm  phế quản cấp

Mầm bệnh gây viêm phế quản cấp mùa đông thường là virut cúm A và B. Khi bị nhiễm virut, cơ thể giảm sức đề kháng nên đường hô hấp dễ bị bội nhiễm bởi các loại vi khuẩn này.

7. Viêm phổi

Trước đây, viêm phổi được xếp làm 2 loại: điển hình (do vi khuẩn) và không điển hình (thường do virut). Ngày nay, người ta hay phân loại viêm phổi thành viêm phổi mắc phải ở cộng đồng và viêm phổi mắc phải ở bệnh viện.

Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng trong mùa đông đáng chú ý nhất là: viêm phổi ở những người không có bệnh tật (tuổi dưới 60). Viêm phổi ở người già khỏe mạnh đã nguy hiểm, viêm phổi ở người già có bệnh càng nguy hiểm hơn vì khả năng chống đỡ của người già rất kém. Quá nửa số Tu vong của người cao tuổi trong năm là vào mùa lạnh, hầu hết số tai biến do bệnh tật gây ra cũng vào mùa này.

8. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) một tình trạng bệnh lý ở phổi, với sự giới hạn thông khí không thể hồi phục hoàn toàn, gây nên tình trạng tắc nghẽn lưu thông khí, gia tăng lượng khí cặn trong phổi làm bệnh nhân khó thở. Thời tiết lạnh là một trong các nguyên nhân gây ra các cơn khó thở của bệnh.

9. Các biện pháp phòng ngừa

- Khi đi ngoài trời cần đeo khẩu trang để tránh các tác nhân gây bệnh.

- Giữ môi trường không khí trong nhà và nơi làm việc sạch sẽ.

- Không hút Thu*c lá, Thu*c lào, xì gà

- Tập thể dục đều đặn, phù hợp sức khỏe. Trong mùa đông, không nên đi tập quá sớm (trước 5 giờ sáng) và quá muộn (sau 21 giờ).

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng, cân đối.

- Thường xuyên vệ sinh răng miệng để tránh nhiễm khuẩn răng miệng, vi khuẩn đi xuống cơ quan hô hấp và gây bệnh.

- Tránh các thức ăn đã từng gây dị ứng, hoặc có thành phần sulfite thường thấy trong các chất bảo quản thực phẩm như khoai tây, tôm, hoa quả khô, bia, rượu đã qua chế biến vì thường gây các cơn hen.

- Tiêm vắc xin phòng các bệnh đường hô hấp.

- Khi có dấu hiệu mắc bệnh hô hấp, người bệnh cần đi khám chuyên khoa hô hấp để có chỉ định điều trị cụ thể.

Nguồn: Sở Y tế Nam Định

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5e34dd3dc0eb9a2d761e4dd2)

Tin cùng nội dung

  • TS. Vũ Trường Khanh, Phó trưởng khoa Tiêu Hóa, BV Bạch Mai đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân trước và sau nội soi đại tràng.
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY