Răng , Hàm , Mặt hôm nay

Phòng bệnh rối loạn thái dương hàm

Rối loạn thái dương hàm là bệnh lý có xu thế ngày càng gia tăng. Khi bệnh tiến triển sẽ dẫn đến việc phá hủy các cấu trúc của khớp thái dương hàm.

Làm đau khớp, đau cơ, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động nhai, nuốt, nói của người bệnh, khiến cho chất lượng cuộc sống bị giảm sút.

Nguyên nhân gây rối loạn thái dương hàm

Bất thường về răng là một nguyên nhân gây rốiloạn thái dương hàm

Gần đây, bệnh lý rối loạn thái dương hàm được ghi nhận nhiều hơn tại các phòng khám bệnh. Cónhiều nguyên nhân dẫn đến rối loại thái dương hàm:

-  Sự ăn khớp của các răng không tốt, mất răng lâungày không trồng răng giả dẫn đến các răng bên cạnh nghiêng vào khoảng mất răng, các răng mọc lệchlạc gây xáo trộn sự ăn khớp giữa các răng

-  Các miếng trám, răng giả làm sai khiến hàm dưới vận độngkhông thoải mái

-  Chấn thương ở khớp thái dương hàm

-  Khiếm khuyết cấu trúc của khớp thái dương hàm.Nguyên nhân còn có thể do các bệnh lý toàn thân như viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp.

Ngoài ra còncó các nguyên nhân rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay như thói quen siết chặt răng, nhai kẹo caosu thường xuyên, stress, trầm cảm…

Dấu hiệu rối loạn thái dương hàm

Thường thì chúng ta không mấy khi để ý tới những triệu chứng bệnh khi mới mắc phải. Đôi khi,triệu chứng chỉ là há miệng thấy có tiếng kêu lục cục, có lúc thấy hơi khó hoặc hạn chế khi mở rộngmiệng.

Nhưng đến một lúc nào đó, bạn thấy các triệu chứng trở nên rõ rệt hơn, trầm trọng hơn như:đau ở cơ hàm, khớp thái dương hàm, đau xuất hiện khi không hoặc có cử động hàm.

Bắt đầu có cáctriệu chứng rối loạn chức năng nặng hơn: Há miệng hạn chế, không há lớn được, khi há hàm dưới bịlệch và không thẳng. Đó là lúc bạn phải chiến thắng sức ì của bản thân để tới gặp bác sĩ.

Hình ảnh khớp thái dương hàm

Khi bệnh tiến triển sẽ dẫn đến việc phá hủy các cấu trúc của khớp thái dương hàm, làm đau khớp,đau cơ, hoạt động nhai, nuốt, nói của bệnh nhân trở nên khó khăn. Ngoài ra, còn có thể gặp các biểuhiện như đau trong tai, ù tai, rối loạn thăng bằng, giảm thính lực…

Phương pháp điều trị

Rối loạn thái dương hàm cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt để tránh chất lượngsống bị ảnh hưởng. Hiện nay có hai phương pháp là điều trị xâm lấn và không xâm lấn:

Điều trị không xâm lấn: Điều chỉnh hành vi và nhận thức không đúng đắn của bệnh nhân, vật lý trịliệu, bài tập cho cơ hàm và cổ, điều trị bằng Thu*c để cải thiện triệu chứng, như Thu*c kháng viêm,giảm đau, giãn cơ, an thần, mang máng bằng nhựa cứng trong miệng để thư giãn cơ, giảm tải lực lênkhớp và làm cải thiện sự ăn khớp các răng của bệnh nhân.

Điều trị xâm lấn: Mài chỉnh hàm trên loại bỏ các vướng, cộm làm hàm dưới vận động không thoảimái, làm răng giả cho các răng đã mất, chỉnh hình các răng lệch lạc, phẫu thuật can thiệp trực tiếpvào khớp thái dương hàm. Các thủ thuật phẫu thuật, bao gồm thay toàn phần hoặc từng phần của khớpxương hàm.

Lời khuyên của thầy Thu*c

Để phòng ngừa rối loạn thái dương hàm cần chú ý điều chỉnh sớm những hiện tượng và thói quensống sau:

-  Khi có các răng lệch lạc nên đến nha sĩ để khám và làm chỉnh hình răng.

-  Không để mất răng bằng cách thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng ngừa bệnh nhachu và bệnh sâu răng.

-  Nếu mất răng cần trồng răng giả càng sớm càng tốt.

-  Tránh thói quen xấu như siết chặt răng, nghiến răng, cắn vật cứng, nhai kẹo cao su thườngxuyên.

-  Khi nhai thức ăn cần nhai cả hai bên hàm, tránh nhai một bên.

-  Không thường xuyên há miệng lớn và lâu.

-  Thường duy trì hàm dưới ở tư thế nghỉ: thư giãn cơ, lưỡi đặt mặt trong răng cửa giữa hàmtrên, các răng hàm trên và dưới không chạm nhau.

-  Giảm stress.

-  Tạo lối sống lành mạnh, biết cách thư giãn, giảm stress.

Theo Sức khỏe và Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/phong-benh-roi-loan-thai-duong-ham-n203536.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY