Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Phòng bệnh viêm hô hấp lúc giao mùa cho trẻ

Viêm đường hô hấp ở trẻ em có thể gặp quanh năm nhưng lúc chuyển mùa, nhất là mùa mưa, giá lạnh thì trẻ dễ mắc bệnh hơn cả.
Khi trẻ mắc bệnh này, người nhà cần theo dõi vì bệnh có thể diễn tiến phức tạp.

Bệnh đường hô hấp thường gặp

Bệnh của đường hô hấp trên của trẻ gặp nhiều nhất vào lúc chuyển mùa là viêm VA, viêm amiđan, viêm mũi, họng, viêm xoang… Đây là những bệnh có thể xảy ra cấp tính nhưng có thể là bệnh mãn tính, mỗi khi thời tiết chuyển mùa là bệnh xuất hiện. Viêm đường hô hấp trên nếu không chữa trị dứt điểm, rất có khả năng chuyển thành viêm hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phổi), đặc biệt là dạng viêm phế quản, phổi cấp tính.

Trẻ bị viêm đường hô hấp có sốt, ho, chảy mũi nước, hắt xì hơi. Sốt có thể sốt vừa hoặc sốt cao 39 - 40oC, sốt lúc tăng lúc giảm nhưng hầu hết là sốt liên tục, một số trường hợp có thể bị co giật, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Tuy vậy, có một số trẻ bị viêm đường hô hấp nặng nhưng không sốt hoặc sốt không cao, nhất là trẻ em bị còi xương, suy dinh dưỡng. Kèm theo sốt là trẻ ho, quấy khó, ngủ kém. Ho đôi khi chỉ thúng thắng nhưng nhiều trường hợp trẻ ho sặc sụa cả ngày lẫn đêm. Một số trường hợp trẻ viêm đường hô hấp kèm theo khó thở. Nếu chỉ viêm hô hấp trên thì trẻ chủ yếu khó thở do nghẹt mũi nhưng viêm hô hấp dưới, khó thở là do phế quản bị phù nề hoặc do phế quản vừa bị phù nề vừa bị co thắt (viêm phế quản co thắt hay còn gọi là hen phế quản). Biểu hiện của khó thở là tím môi, cánh mũi phập phồng, lõm xương ức hoặc lõm các khe của liên sườn và rối loạn nhịp thở và số lần thở.

Đa số trẻ bị viêm đường hô hấp trên thể nhẹ chỉ kéo dài vài ba ngày là tự khỏi mặc dù không dùng kháng sinh, bởi vì hầu hết do virút gây ra. Cần lưu ý là khi trẻ bị viêm đường hô hấp, người nhà luôn luôn chăm sóc và theo dõi bệnh tình của trẻ. Bởi vì, bệnh có thể diễn biến phức tạp, từ thể nhẹ có thể trở nên nặng trong một quãng thời gian ngắn.

Nên làm gì khi trẻ bị viêm đường hô hấp nên làm gì?

Khi trẻ bị viêm đường hô hấp có các biểu hiện như ho, hắt hơi, sổ mũi nhưng không sốt hoặc sốt nhẹ, cần theo dõi trẻ chặt chẽ ở gia đình và chưa nên dùng kháng sinh và Thu*c hạ nhiệt. Muốn biết trẻ có bị sốt hay không cần dùng nhiệt kế để đo thân nhiệt cho trẻ. Có thể cho nhiệt kế vào khóe miệng hoặc cho vào hậu môn hoặc cặp nách. Nếu cặp nhiệt độ ở nách thì nên cộng thêm 1/2 độ. Không được dùng bàn tay để sờ lên trán trẻ xem có sốt hay không. Nếu thấy trẻ ho nhiều, mệt mỏi, sốt trên 38oC và đặc biệt là có khó thở thì cần nhanh chóng cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám bệnh và xử trí kịp thời đề phòng trẻ bị viêm phổi cấp tính.

Trong khi chưa kịp đưa trẻ đi khám bệnh, nếu trẻ sốt trên 38oC không nên mặc nhiều áo quần cho trẻ mà cần mặc quần áo rộng, thoáng để dễ thoát nhiệt. Cần lau mát cho trẻ bằng cách dùng khăn nhúng vào chậu nước sạch có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của trẻ 2 độ, lau ở trán, nách, bẹn (vài, ba giờ lau một lần) hoặc đắp khăn ướt lên trán, nách, bẹn. Không nên dùng nước đá hoặc nước lạnh để làm hạ nhiệt cho trẻ, bởi vì, nước lạnh quá sẽ làm cản trở sự thoát nhiệt của trẻ, trẻ sẽ sốt cao hơn, nguy hiểm hơn. Nếu lau mát mà trẻ vẫn sốt trên 38oC thì có thể cho trẻ uống hoặc đút hậu môn Thu*c Paracetamol, với liều lượng như sau: <3 tháng/tuổi: 40mg, >3 - 11 tháng/tuổi dùng 80mg; trẻ 24 tháng/ tuổi dùng 120mg và trẻ trên 2 tuổi dùng10mg/kg thể trọng.

Nên cho trẻ ăn lỏng, ấm và uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày. Nếu trẻ còn bú mẹ thì cứ cho trẻ bú như bình thường hoặc tăng số lần và tăng thời gian bú mẹ lên càng tốt. Nếu trẻ sốt vừa hoặc sốt cao mà chưa kịp cho trẻ đi bệnh viện được thì cần cho trẻ uống dung dịch ôrêzôn (ORS) loại 5,63g/gói, pha một gói vào 200ml nước đã đun sôi, để nguội. Liều lượng uống như sau: với trẻ nhũ nhi, uống 50ml/lần x 2 - 3 lần/ngày. Trẻ từ 2 - 6 tuổi, uống 100ml/lần x 2 - 3 lần/ngày. Trẻ từ 6 - 12 tuổi, uống 150ml/lần x 2 - 3 lần/ngày. Nếu không có ORS, có thể dùng nước cháo muối, bằng cách cho một nắm gạo (50g) với một nhúm muối (3,5g) và sáu bát nước, đun sôi cho đến khi hạt gạo nở bung ra (khoảng 15 phút), chắt ra một lít nước cháo cho trẻ uống dần dần. Lưu ý là nước cháo đã pha chỉ dùng trong ngày, tốt nhất là trong vòng 6 giờ. Trẻ dưới 2 tuổi, cho uống từng thìa, trẻ lớn, uống từng ngụm bằng cốc hoặc bát. Dùng dung dịch ORS hay nước cháo, nếu trẻ bị nôn ra, cần dừng lại, sau 5 - 10 phút cho uống tiếp.

Phòng viêm đường hô hấp cho trẻ

Phòng bệnh hơn chữa bệnh là phương châm đã có từ lâu nay. Để phòng bệnh viêm đường hô hấp lúc chuyển mùa cho trẻ cần quan tâm từ khâu ăn, uống, mặc, lúc chơi và cả khi trẻ ngủ. Không nên cho trẻ ăn uống các loại thức ăn đã nguội, lạnh nhất là uống nước lạnh. Khi thời tiết lạnh cần mặc ấm cho trẻ ngay cả khi ở trong nhà. Ra đường (đi chơi, đi học) cần mặc thật ấm, có mủ ấm, khăn quàng cổ, khẩu trang, găng tay, bít tất. Trong sinh hoạt hàng ngày mỗi lần trẻ làm ướt quần áo (trẻ tè ra quần áo) cần được thay ngay cho trẻ và cần thay bỉm cho trẻ, không cho trẻ nghịch nước. Nên tắm nước ấm cho trẻ, tắm trong phòng kín gió, tắm xong cần lau người thật nhanh và mặc quần áo cho trẻ. Không để gió lùa vào phòng học, phòng ngủ và phòng trẻ chơi.

Trẻ lúc ngủ thường có phản xạ đạp tung hết chăn, người lớn cần quan tâm đắp lại chăn cho trẻ, nếu không, trẻ sẽ bị viêm đường hô hấp do cảm lạnh.

Hàng ngày nên tập cho trẻ vệ sinh răng miệng nhất là các trẻ lớn, nên súc họng bằng nước muối S*nh l* vô khuẩn. Loại nước súc họng này có bán tại các quầy dược phẩm, rẻ tiền, rất tiện lợi, hợp vệ sinh và thông dụng. Cần cho trẻ ăn đủ chất, ngoài ra nên cho trẻ ăn thêm trái cây để có đủ lượng vi chất cần thiết tạo kháng thể chống các tác nhân gây nhiễm trùng.

TS.BS. BÙI MAI HƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/phong-benh-viem-ho-hap-luc-giao-mua-cho-tre-n90935.html)

Tin cùng nội dung

  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY