Tin tức hôm nay

Tin tức

Phòng, chống Covid-19 tại các cơ sở khám, chữa bệnh

Từ bài học ở Bệnh viện Đà Nẵng cho thấy, nếu chỉ cần để lọt người bệnh Covid-19 sẽ khiến hệ thống khám, chữa bệnh bị tê liệt. Do đó, các bệnh viện cần tuân thủ nghiêm các tiêu chí an toàn trong phòng, chống Covid-19, từ quy trình tiếp nhận khám, chữa bệnh, phân loại, sàng lọc, cách ly người nghi ngờ, phòng, chống lây nhiễm chéo...

Để bảo đảm an toàn cho các cơ sở khám, chữa bệnh phòng, chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện cũng như ngăn chặn, phát hiện sớm ca bệnh trước khi tới bệnh viện, tiểu ban điều trị (ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch covid-19) đã ban hành bộ tiêu chí bệnh viện an toàn phòng, chống dịch covid-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp theo quyết định 3088/qđ-byt của bộ y tế. sau hơn hai tháng triển khai bộ tiêu chí bệnh viện an toàn phòng, chống dịch covid-19, có 1.380 bệnh viện, trung tâm y tế tiến hành tự đánh giá qua phần mềm trực tuyến, còn 150 bệnh viện, trung tâm y tế chưa tiến hành tự đánh giá hoặc đã đánh giá nhưng không nhập số liệu. kết quả thống kê của cục quản lý khám, chữa bệnh (bộ y tế) cho thấy, có 1.089 bệnh viện an toàn (chiếm 79%); 263 bệnh viện an toàn ở mức thấp (chiếm 19%) và 28 bệnh viện không an toàn (chiếm 2%).

Có năm sở y tế kiểm tra nhiều bệnh viện nhất về các tiêu chí an toàn trong phòng, chống covid-19 là tp hồ chí minh, thái bình, cà mau, hà nội và thừa thiên huế. thế nhưng, cũng còn 11 sở y tế kiểm tra ít bệnh viện nhất là quảng bình, lâm đồng, hưng yên, bắc giang, an giang, bình dương, quảng nam, đồng nai, sóc trăng, quảng ngãi, vĩnh long.

Pgs, ts lương ngọc khuê, cục trưởng quản lý khám, chữa bệnh (bộ y tế), phó trưởng tiểu ban điều trị - ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch covid-19 cho biết, qua kiểm tra thực tế cho thấy, các bệnh viện đều kiểm soát việc đeo khẩu trang, tăng cường giám sát việc vệ sinh tay, trang bị dung dịch sát khuẩn tay nhanh tại nhiều vị trí. ngoài ra, các bệnh viện đều bố trí hệ thống biển báo, bố trí bàn tiếp nhận, phân loại, buồng khám sàng lọc. đáng chú ý, một số bệnh viện đã thiết lập điểm cầu để thực hiện hội chẩn, giao ban khám, chữa bệnh, hội nghị trực tuyến; hạn chế người bệnh, người nhà người bệnh đến bệnh viện... nhằm thực hiện việc giãn cách, bảo đảm phòng dịch covid-19. thế nhưng, vẫn còn có những bệnh viện chưa tuân thủ tốt các quy định phòng dịch covid-19, như: chưa giám sát, nhắc nhở người bệnh tuân thủ đeo khẩu trang, nhiều vị trí cần thiết chưa được trang bị bồn rửa tay xà-phòng và khăn lau dùng một lần; hệ thống biển báo còn thiếu; chưa triển khai việc đặt lịch khám qua tổng đài, trên website; chưa triển khai được việc lấy mẫu xét nghiệm và x-quang tại buồng khám sàng lọc và phương án vận chuyển người nghi nhiễm vào khoa xét nghiệm; chưa công khai việc hạn chế người bệnh, người nhà ra vào bệnh viện... trong quá trình triển khai phòng, chống covid-19, nhiều cơ sở chưa phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên ban chỉ đạo phòng chống dịch, chưa chi tiết phân ca làm việc luân phiên, nhiều bệnh viện sử dụng bàn lấy mẫu, bàn khai báo thông tin bằng vật liệu khó làm vệ sinh bề mặt...

Thời gian qua, các bệnh viện đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm dẫn đến thành công trong công tác điều trị, phòng, chống lây nhiễm covid-19 tại các cơ sở khám, chữa bệnh. đó là việt nam đã xây dựng kế hoạch khám, chữa bệnh ứng phó với năm tình huống cấp độ dịch bệnh; chỉ đạo cụ thể cho các tuyến, cơ sở khám, chữa bệnh và cơ quan chỉ đạo về bảo đảm chuyên môn, kỹ thuật, trang thiết bị, Thu*c, vật tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ,… tương ứng với từng cấp độ dịch bệnh. các địa phương triệt để thực hiện phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, cơ sở vật chất tại chỗ và hậu cần tại chỗ) và hỗ trợ chủ động, tích cực từ các chuyên gia của bệnh viện tuyến trung ương. đồng thời tổ chức phân tuyến điều trị ca bệnh gồm tuyến xã, huyện, tỉnh, trung ương.

Việt nam đã trải qua hai đợt dịch covid-19 và đều đã khống chế kịp thời. tuy vậy, hiện tình hình dịch covid-19 trên thế giới vẫn diễn ra phức tạp, khó lường, số ca mắc mới tăng cao, tỷ lệ người ch*t chưa có dấu hiệu giảm. do đó, dù hơn 40 ngày qua, không ghi nhận ca mắc covid-19 trong cộng đồng nhưng nước ta đã quyết định mở lại một số đường bay thương mại quốc tế, đón người từ nước ngoài đến; mặt khác mầm bệnh đã lưu hành trong cộng đồng… cho nên rất cần duy trì đồng bộ các giải pháp ngăn chặn dịch. thứ trưởng y tế nguyễn trường sơn cho rằng, nếu không tổ chức quyết liệt các biện pháp cách ly, khoanh vùng, theo dõi, phát hiện sớm ca bệnh, chúng ta sẽ thất bại trong cuộc chiến chống covid-19 với những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua. bài học từ bệnh viện đà nẵng cho thấy, nếu chỉ cần để lọt người bệnh covid-19 sẽ khiến hệ thống khám, chữa bệnh bị tê liệt. những người bệnh có bệnh nền đang điều trị tại bệnh viện là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, khiến tỷ lệ Tu vong do covid-19 sẽ tăng lên. do vậy, công tác phát hiện, chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và đúng hướng dẫn là hết sức quan trọng.

Tại chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch covid-19 mới đây, quyền bộ trưởng y tế nguyễn thanh long yêu cầu người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực tiếp chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tuyệt đối không để lây nhiễm chéo trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. triển khai bộ tiêu chí bệnh viện an toàn phòng, chống dịch covid-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm, bảo đảm hoạt động khám, chữa bệnh an toàn. thực hiện nghiêm việc sàng lọc, phân loại, phân luồng, kiểm soát triệt để người bệnh tới khám bệnh, chữa bệnh, người đi lại giữa các khoa, phòng để phòng, chống lây nhiễm trong bệnh viện; chú trọng bảo đảm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, nhất là tại các khoa điều trị bệnh nhân nặng; bảo đảm công tác quản lý chất thải, vệ sinh môi trường. thực hiện xét nghiệm covid-19 theo quy định; xét nghiệm bệnh nhân có bất kỳ biểu hiện triệu chứng của bệnh, xét nghiệm bệnh nhân nặng, bệnh nhân nằm ở các khoa cấp cứu, thận nhân tạo, hồi sức tích cực, hô hấp… thực hiện chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bệnh nhân tại bệnh viện và các biện pháp bảo đảm an toàn cho các đối tượng có nguy cơ cao là người cao tuổi, người có bệnh lý nền, người khuyết tật... hạn chế người nhà đến thăm, chăm sóc người bệnh; trường hợp cần thiết thì phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch cá nhân theo quy định của bộ y tế. triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng ngày việc tuân thủ các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch tại các khoa, phòng và toàn bộ bệnh viện; đồng thời có phương án xử lý, kỷ luật đối với các đơn vị, cá nhân không tuân thủ…

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/phong-chong-covid-19-tai-cac-co-so-kham-chua-benh-620446/)

Tin cùng nội dung

  • Lá lốt không chỉ được dùng làm thực phẩm hàng ngày mà còn có thể dùng làm Thu*c chữa bệnh rất tốt.
  • Đây là yêu cầu được Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thực hiện chính sách BHYT nhằm tạo điều kiện thuận lợi, phục vụ các đối tượng có nghề lao động đặc thù
  • Nhiều người làm việc tại các công sở, tìm đến nhà ông lang Vương Văn Quả, nhờ bốc Thuốc chữa bệnh đau lưng, chứng bệnh mà hầu như người làm công việc văn phòng nào cũng gặp phải.
  • Trong trường hợp chữa u tuyến tiền liệt hoặc phòng chống ung thư tuyến tiền liệt, một số loài thảo mộc có thể đi giúp bạn điều trị bệnh và tránh cho bạn không phải trải qua phẫu thuật.
  • Tự kỷ đang ám ảnh nhiều gia đình có con nhỏ vì căn bệnh này đang có chiều hướng gia tăng và chưa có phương pháp chữa khỏi.
  • Thịt lươn có thành phần dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt lươn gồm có 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó có 0,05g cholesterol) và 285 calo.
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY