Sức khỏe hôm nay

Phù chân trong thai kỳ

Phù chân thai phụ không phải là không đáng quan tâm. Nếu đã loại trừ cao huyết áp và không có đạm trong nước tiểu mà phù chân thì chắc chắn là do suy tĩnh mạch.
Phù sẽ “biến mất” sau sinh do giảm áp lực ổ bụng và khi họ đi lại nhiều, triệu chứng nặng chân, phù chân bắt đầu xuất hiện trở lại. Mức độ nặng và thời gian bao lâu tùy Thu*c vào mức độ tổn thương tĩnh mạch trước đó.

Nguy cơ bị huyết khối trong thời kỳ mang thai…

Tạo hóa đã sinh ra những giải pháp hữu hiệu để giải quyết nhiều vấn đề. Ví dụ như, việc cơ thể sử dụng nội tiết tố để đảm bảo cho máu trở nên đậm đặc hơn trong suốt thời kỳ mang thai. Điều này giúp bảo vệ bà mẹ không bị chảy máu quá mức lúc sinh. Tuy nhiên, khi máu đậm đặc hơn, các cục máu đông được tạo ra trên thành tĩnh mạch dễ dàng hơn. So với phụ nữ không mang thai, các phụ nữ đang mang thai có nguy cơ bị huyết khối cao hơn gấp 3 - 5 lần.

…Và thời kỳ hậu sản

Sáu tuần sau sinh gọi là thời kỳ hậu sản; trong thời gian này nguy cơ bị huyết khối tiếp tục tăng nhất - nhất là sau sinh mổ hay sau khi mất máu nặng. Trong những trường hợp này, phòng ngừa huyết khối có phương pháp là cần thiết, gồm điều trị bằng áp lực (mang vớ y khoa), tập vận động, thậm chí có thể dùng Thu*c có heparin.

Tại sao giai đoạn hậu sản làm tăng nguy cơ huyết khối?

Huyết khối là hiện tượng có một cục máu đông hình thành trên thành tĩnh mạch. Cục máu đông này được gọi là cục huyết khối, nó gồm các tiểu cầu tụ lại dính vào nhau thành khối và có thể lớn dần cho đến khi nó làm tắc nghẽn hoàn tĩnh mạch.

Mang thai làm tăng gánh nặng cho tĩnh mạch như thế nào?

Mang thai là một quá trình rất thú vị - sự sống mới đang hình thành trong cơ thể bạn! Tất cả phụ nữ mang thai điều trải qua những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể họ - thỉnh thoảng thay đổi này gây ra nôn ói, đôi lúc có những cơn đói cồn cào, và thường là thấy căng ở vú.

Mang thai cũng tác động lên hệ thống tĩnh mạch.

Trung bình, phụ nữ tăng cân từ 10 - 12kg trong 9 tháng. Sự tăng cân này làm tăng đáng kể áp suất lên tĩnh mạch chân.

Để đảm bảo thai nhi nhận nguồn cung cấp máu tối ưu, tạo hóa đã sắp đặt điều đó để cho có đến 20% lượng máu tăng thêm chảy khắp cơ thể bạn trong suốt thời kỳ mang thai. Điều này cũng có nghĩa là làm tăng thêm công việc cho các tĩnh mạch của bạn. Tử cung (dạ con) lớn dần và cân nặng của thai nhi tăng lên cũng đè ép lên các tĩnh mạch vùng chậu và ngăn cản máu chảy về tim. Thai càng lớn thì bạn càng trở nên nặng nề và càng ít vận động. Nó đồng nghĩa với việc giảm đến mức thập nhất hoạt động bơm của cơ và khớp.

Ngoài tác động của tăng cân và tăng áp lực, thai kỳ luôn luôn làm giảm các mạch máu. Nguyên nhân là do nội tiết tố progesterone tiết ra trong suốt thai kỳ làm mềm cổ tử cung, làm cho nó mềm mại hơn, đồng thời làm các tĩnh mạch mềm yếu hơn.

Tóm lại: hệ tĩnh mạch phải gánh chịu sự quá tải kéo dài trong suốt thời kỳ mang thai là hậu quả của nhiều yếu tố khác nhau.

Vớ y khoa - giải pháp cho tĩnh mạch mà không có tác dụng phụ

Các chuyên gia đã thống nhất rằng phương pháp phòng ngừa bệnh suy tĩnh mạch trong lúc mang thai là mang vớ y khoa đúng cách.

Vớ y khoa có tác dụng nâng đỡ các tĩnh mạch, giúp đưa máu chảy về tim và thực sự làm giảm gánh nặng lên đôi chân của bạn bằng cách tạo một áp lực ổn định đã được tính toán, tác động từ bên ngoài.

Vớ y khoa là một phương pháp lý tưởng để phòng ngừa bệnh tĩnh mạch, bệnh suy tĩnh mạch và chứng huyết khối - một phương pháp phòng ngừa hoàn toàn không có tác dụng phụ.

PGS.TS. NGUYỄN HOÀI NAM

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phu-chan-trong-thai-ky-7868.html)

Chủ đề liên quan:

phù chân thai kỳ

Tin cùng nội dung

  • Bệnh lây truyền qua quan hệ T*nh d*c, nhưng có thể lây qua đường máu, hoặc truyền từ mẹ bị giang mai sang con trong thời kỳ thai nghén.
  • Tôi bị phù sưng, nóng mắt cá chân và hai bàn chân, có lúc bị chuột rút ở cẳng chân vào ban đêm...
  • Trễ kinh, mệt mỏi và ốm nghén là những triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn đầu mang thai. Bài viết này cũng nói về những thay đổi khác trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Hầu như những người thấy khó chịu trong ba tháng đầu của thai kỳ thường bắt đầu cảm thấy tốt hơn khi bước qua ba tháng giữa. Giảm bớt triệu chứng buồn nôn và nôn của ốm nghén, ít thay đổi xúc cảm hơn, và bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn. Đây là một thời điểm tốt để thực hiện những việc chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng chào đón con của bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ được gọi là “giai đoạn căng của thai kỳ! Cùng với sự phát triển của em bé, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình vụng về và nặng nề hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ thích thú với cảm giác cử động của bé. Bản năng làm tổ thôi thúc bạn dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị chào đón bé ra đời.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
  • Siêu âm thai là một xét nghiệm dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video. Những hình ảnh này giúp bác sĩ đánh giá xem em bé có khỏe không và cũng cho bạn “nhìn trộm” bé một tí.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY