Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Quan tâm đến cơ thể của con

(MangYTe) - Khi con còn ở độ tuổi nhỏ, cha mẹ thường cho rằng những xét nghiệm liên quan đến hormone là không cần thiết mỗi khi đi khám sức khỏe định kỳ, hay khi con có những triệu chứng mơ hồ.

Tuy nhiên, để biết được trẻ có cần phải làm những xét nghiệm liên quan đến hormone hay không còn tùy thuộc vào những triệu chứng của trẻ dưới góc nhìn của các chuyên gia. Theo ông Benjamin U. Nwosu, M.D., một bác sĩ nội tiết nhi khoa ở Worcester, Massachusetts, phụ huynh nên nhận biết được những dấu hiệu "lạ" sau ở trẻ để đưa trẻ đi gặp bác sĩ nội tiết kiểm tra và tư vấn:

Cha mẹ cần quan tâm đến sức khỏe của con và thường xuyên kiểm tra y tế đối với trẻ nhỏ. Ảnh: Chiến Công

1. Có mùi cơ thể người lớn khi mới chỉ học lớp 1:

Mùi cơ thể người lớn ở trẻ thường được gây ra bởi sự kích hoạt sớm của tuyến thượng thận. Bạn nên nói với bác sĩ nhi khoa, vì đây có thể là dấu hiệu của dậy thì sớm, điều này sẽ liên quan đến việc kích hoạt cả tuyến thượng thận và tuyến T*nh d*c, cũng như tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, một rối loạn di truyền dạng nhẹ không có biểu hiện triệu chứng khi sinh.

Sau khi kiểm tra, nếu con bạn có dấu hiệu dậy thì sớm, thì đã đến lúc cần đi gặp bác sĩ nội tiết để được tư vấn điều trị.

2. Cao quá nhanh hay quá chậm:

Trẻ em tăng khoảng 30cm trong năm đầu đời, thêm 12cm vào sinh nhật thứ hai và trung bình 5 - 6cm mỗi năm cho đến khi chúng đến tuổi dậy thì. Chiều cao có thể tăng trưởng chậm hơn hay nhanh hơn những con số trên trong một vài tháng là bình thường, nhưng nếu con bạn cao quá nhanh hoặc không phát triển chiều cao trong hơn 10 tháng liên tiếp, hãy đến gặp bác sĩ tư vấn để được giới thiệu đến bác sĩ nội tiết kiểm tra hormone tăng trưởng dư thừa hoặc thiếu và các rối loạn khác.

3. Thiếu cân hoặc thừa cân:

Nếu con bạn đang chỉ phát triển chiều cao mà cân nặng không tăng, hãy xem xét liệu bé có phải là người kén ăn không. Hoặc bạn cũng có thể kiểm tra xem bé có bị rối loạn chuyển hóa, dẫn đến khó hấp thu dinh dưỡng. Nếu đó không phải hai lý do trên, hãy nhờ bác sĩ nội tiết kiểm tra bệnh cường giáp. Nếu con bạn thừa cân, hãy thảo luận về chế độ ăn uống và tập thể dục với bác sĩ nhi khoa.

Nếu việc tăng cân tiếp tục, hãy nhờ bác sĩ nội tiết kiểm tra các tình trạng như suy giáp, mặc dù điều này rất hiếm gặp ở trẻ thừa cân.

4. Khát nước liên tục và đi tiểu thường xuyên:

Nếu con bạn có những triệu chứng này nhưng đang phát triển bình thường và có cân nặng khỏe mạnh, bé có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu bé hay đói bụng hơn bình thường, có triệu chứng mờ mắt, giảm cân và bị nhiễm trùng nấm men, bé nên được bác sĩ nội tiết kiểm tra bệnh tiểu đường.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/quan-tam-den-co-the-cua-con-390856.html)
Từ khóa: trẻ emchăm sóc

Chủ đề liên quan:

chăm sóc trẻ em

Tin cùng nội dung

  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY