Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Quy chế công tác khoa thần kinh

Khi các kĩ thuật đặc biệt có liên quan đến các khoa khác phải liên hệ trước để phối hợp thực hiện, theo dõi chu đáo và xử lí kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh.

Quy định chung

Thực hiện quy chế công tác khoa Nội.

Một số nhiệm vụ đặc thù của khoa thần kinh:

Khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng thần kinh cho người bệnh.

Chỉ đạo công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người bệnh động kinh.

Thực hiện giám định sức khoẻ và giám định pháp y thần kinh.

Quy định cụ thể

Tại buồng khám bệnh chuyên khoa thần kinh của khoa khám bệnh

Các thành viên của buồng khám bệnh thần kinh phải đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa khám bệnh.

Một số công tác đặc thù khi khám chuyên khoa thần kinh:

Bác sĩ chuyên khoa khám bệnh có trách nhiệm:

Lập hồ sơ bệnh án cho người bệnh thần kinh theo mẫu quy định, mỗi lần khám lại phải ghi kết quả điều trị, nhận xét của bác sĩ và những ý kiến của người bệnh hoặc gia đình người bệnh.

Hướng dẫn gia đình người bệnh hoặc y tế cơ sở: lĩnh, bảo quản và hàng ngày cho người bệnh uống Thu*c đối với Thu*c độc bảng A-B, Thu*c gây nghiện theo chỉ định.

Tại khoa điều trị

Các thành viên trong khoa phải đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa nội.

Một số công tác đặc thù của khoa thần kinh:

Trưởng khoa thần kinh có trách nhiệm:

Sắp xếp người bệnh thần kinh vào từng buồng bệnh nhỏ phù hợp với ính chất bệnh.

Bệnh thần kinh nhiễm khuẩn được bố trí khu vực riêng, thực hiện quy chế công tác khoa truyền nhiễm. Khi phát hiện những bệnh có tính chất dịch phải báo cáo ngay trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, giám đốc để thông báo theo quy định.

Bảo đảm đủ phương tiện, dụng cụ cho các buồng thăm dò chức năng, buồng phục hồi chức năng thần kinh hoạt động.

Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:

Kiên trì hướng dẫn và động viên người bệnh thần kinh luyện tập phục hồi chức năng.

Thăm khám, kiểm tra người bệnh nặng ít nhất 2 lần trong ngày.

Tổ chức duyệt toàn bộ hồ sơ bệnh án hàng tuần đô thống nhất chẩn đoán và rút kinh nghiệm điều trị.

Kết hợp theo dõi lâm sàng với các xét nghiệm và thăm dò chức năng.

Chuẩn bị chu đáo khi tiến hành các kĩ thuật đặc biệt, giải thích cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh hiểu và kí giấy cam đoan xin thực hiện kĩ thuật.

Khi các kĩ thuật đặc biệt có liên quan đến các khoa khác phải liên hệ trước để phối hợp thực hiện, theo dõi chu đáo và xử lí kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh.

Y tá (điều dưỡng) chăm sóc có trách nhiệm chăm sóc đặc biệt:

Người bệnh thần kinh hôn mê dãy dụa phải được giữ trong giường có thành cao, có phương tiện bảo vệ.

Người bệnh thần kinh ở trạng thái kích thích phải được giữ yên tĩnh, tránh các yếu tố kích thích như: ánh sáng, gió, tiếng động...

Công tác giám định sức khoẻ và giám định pháp y thần kinh thực hiện theo quy định hiện hành.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/quyche/quy-che-cong-tac-khoa-than-kinh/)

Tin cùng nội dung

  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY