Quy chế bệnh viện hôm nay

Quy chế công tác xử lý chất thải bệnh viện

Công ty môi trường hàng ngày đến thu dọn và vận chuyển chất thải chung không độc hại của bệnh viện đến bãi rác công cộng để xử lí theo hợp đồng.

Quy định chung

Chất thải bệnh viện bao gồm chất thải rắn, lỏng và khí; là những chất thải được thải ra trong quá trình điều trị, chẩn đoán, chăm sóc và sinh họat. Chất thải bệnh viện có đặc tính lí học, hoá học và sinh học vừa là nguồn gây ô nhiễm môi trường vừa là nguồn lây bệnh; vì vậy xử lí và kiểm soát nghiêm ngặt ch*t thải là nhiệm vụ  quan trọng của bệnh viện.

Khoa chống nhiễm khuẩn bệnh viện  chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và giám sát việc xử lí chất thải  trong toàn bệnh viện.

Nơi tập trung, bể chứa chất thải của bệnh viện phải có mái che, có tường bao quanh và ở phía tây bắc của bệnh viện.

Quy định cụ thể

Xử lí chất thải rắn

Mọi người làm phát sinh ra chất thải phải thu gom, phân loại bỏ vào đúng nơi quy định.

Chất thải rắn được phân làm 4 loại và đựng trong túi nylon hoặc hộp cứng theo quy định:

Túi nylon màu xanh đựng chất thải chung không độc.

Túi nylon màu vàng đựng chất thải nhiễm khuẩn.

Hộp cứng màu vàng đựng các vật sắc nhọn.

Túi nylon màu đen đựng các chất hoá học, chất phóng xạ và Thu*c gây độc.

Hộ lí các khoa, buồng bệnh có cách nhiệm:

Đặt thùng rác kèm theo túi nylon tại các vị trí quy định.

Tập trung rác từ các buồng bệnh, buồng thuật vào thùng rác chung của khoa.

Buộc túi nylon khi rác đầy 2/3 túi và dán nhãn ghi rõ họ tên khoa, buồng bệnh trên nhãn.

Thu gom bỏ rác vào thùng nếu có rơi vãi ra ngoài.

Cọ rửa thùng đựng rác hàng ngày.

Viên chức đội vệ sinh môi trường có trách nhiệm:

Vận chuyển chất thải bằng xe đẩy từ các khoa đến bể chứa rác của bệnh viện, không làm rơi vãi chất thải trên đường vận chuyển.

Vận chuyển chất thải ngày hai lần : Buổi sáng, buổi chiều và khi cần thiết.

Tập trung riêng và vận chuyển đến nhà đại thể để chôn hoặc đốt chất thải là các mô, cơ quan nội hoặc các phần của cơ thể người bệnh cắt ra.

Xử lí chất thải

Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:

Bảo đảm bệnh viện có lò đốt chất thải đúng tiêu chuẩn công nghệ.

Bảo đảm các điều kiện xử lí chất thải.

Công ty môi trường hàng ngày đến thu dọn và vận chuyển chất thải chung không độc hại của bệnh viện đến bãi rác công cộng để xử lí theo hợp đồng.

Viên chức đội vệ sinh môi trường có trách nhiệm:

Chôn sâu cách mặt đất 50cm hoặc đốt tại nơi quy định chất thải nhiễm khuẩn.

Tẩy uế, xử lí cơ học sau đó đốt hoặc chôn sâu cách mặt đất 50cm chất thải là các vật sắc nhọn.

Phân huỷ, hoá học hoặc xử lí theo quy định chất thải hoá học, các chất phóng xạ và Thu*c gây độc.

Xử lí các dụng cụ sử dụng lại như thùng chứa, xe đẩy theo quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

Xử lí chất thải lỏng

Giám đốc bệnh nên có trách nhiệm: Bảo đảm bệnh viện có hệ thống cống rãnh và bể ngầm để dẫn, chứa và xử lý chất thải từ các hoá chất lỏng được thải từ các buồng xét  nghiệm, X-quang, các khoa lâm sàng, cận lâm sàng, các bộ phận phục vụ trong bệnh viện và nước mưa.

Viên chức đội vệ sinh môi trường có trách nhiệm:

Định kì nạo vét hệ thống cống rãnh, bể chứa bảo đảm thông thoát không bị tắc nghẽn.

Xử lí nước thải bằng phương pháp lí học, hoá học hoặc sinh học trước khi cho chảy vào sông, suối, ao, hồ tự nhiên.

Nghiêm cấm mọi người trong bệnh viện đổ các chất thải nguy hiểm vào hệ thống nước thải  công cộng khi chưa khử độc tính.

Xử tí chất thải khí

Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:

Bảo đảm xây dựng hệ thống ống khói lò đốt rác, lò hơi đạt tiêu chuẩn công nghệ.

Các buồng xét nhiệm hoá sinh phải có hệ thống (hotte) chụp hút khí thải theo quy định.

Tổ chức thực hiện

Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:

Tổ chức và phân công nhiệm vụ cho các đơn vị, cá nhân trong dây chuyền xử lý chất thải.

Bảo đảm cung cấp đủ phương tiện làm việc, phương tiện phòng hộ, hoá chất để xử lý chất thải và bảo đảm an toàn cho người lao động.

Bảo đảm việc kiểm tra sức khoẻ định kì cho viên chức làm việc trong dây chuyền xử lí chất thải.

Trưởng khoa chống nhiễm khuẩn có trách nhiệm tổ chức thực hiện, giám sát và xây dựng các văn bản hướng dẫn để mọi viên chức thực hiện xử lí chất thải theo quy định.

Các viên chức làm việc trong dây chuyền xử lí chất thải có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về kĩ thuật, bảo hộ lao động và bảo quản sử dụng các phương tiện.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/quyche/quy-che-cong-tac-xu-ly-chat-thai-benh-vien/)

Tin cùng nội dung

  • Em muốn mua bảo hiểm y tế của bệnh viện da liễu TPHCM, vậy em có thể mua ngay tại BV không ạ? Nếu có thể thì được lấy ngay không và giá bao nhiêu vậy ạ? Em rất mong nhận được phản hồi từ mangyte, em xin cám ơn. (Anh Vân - tranong...@gmail.com)
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY