Quy chế bệnh viện hôm nay

Quy chế cứu thương bệnh viện

Y tá (điều dưỡng) tiếp đón có trách nhiệm đưa người bệnh đã qua cơn nguy kịch đến khoa lâm sàng thích hợp theo chỉ định của bác sĩ và bàn giao chu đáo cho y tá

Quy định chung

Cấp cứu là một nhiệm vụ rất quan trọng, giám đốc bệnh viện có nhiệm vụ tổ chức cấp cứu kịp thời trong mọi trường hợp:

Người bệnh mới đến tại khoa khám bệnh hoặc vào thẳng các khoa lâm sàng.

Người bệnh đang theo dõi điều trị tại các khoa lâm sàng có diễn biến nặng, nguy kịch.

Tuyến dưới có yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp.

Cấp cứu người bệnh ngoài bệnh viện.

Trong tất cả các trường hợp cấp cứu, bác sĩ, y tá (điều dưỡng) phải khẩn trương và kịp thời cấp cứu ngay; không được gây phiền hà trong thủ tục hành chính và không được đun đẩy người bệnh.

Phải ưu tiên tập trung mọi điều kiện, phương tiện tốt nhất cho việc cấp cứu người bệnh:

Cán bộ chuyên môn có trình độ, có kinh nghiệm.

Thiết bị y tế, phương tiện phục vụ tốt.

Cơ sở hạ tầng kĩ thuật thuận tiện, phương tiện vận chuyển tốt...

Công tác cấp cứu phải bảo đảm hoạt động liên tục 24 giờ trong ngày.

Quy định cụ thể

Yêu cầu cấp bách của cấp cứu

Người bệnh cấp cứu vào bất cứ khoa nào trong bệnh viện cũng phải được tiếp đón ngay; những khoa lâm sàng không có buồng cấp cứu thì viên chức của khoa phải kết hợp cùng với gia đình người bệnh đưa người bệnh đến buồng cấp cứu thích hợp nhất.

Y tá (điều dưỡng) phải chuẩn bị sẵn sàng phương tiện cấp cứu khi có người bệnh cấp cứu phải thực hiện ngay nhiệm vụ tiếp đón, lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp... mời bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ trực đến cấp cứu ngay.

Bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ thường trực phải khám xét khẩn cấp và ra y lệnh xử lý kịp thời.

Người bệnh trong tình trạng nguy kịch phải tập trung sơ cứu , mời bác sĩ hồi sức hỗ trợ.

Người bệnh có chỉ định chuyển khoa hồi sức cấp cứu hoặc chuyển khoa thích hợp, phải vừa chuyển vừa hồi sức.

Tại buồng cấp cứu khoa khám bệnh

Bác sĩ cấp cứu phải tập trung sơ cứu , hội chẩn và xử trí kịp thời.

Y tá (điều dưỡng) tiếp đón có trách nhiệm đưa người bệnh đã qua cơn nguy kịch đến khoa lâm sàng thích hợp theo chỉ định của bác sĩ và bàn giao chu đáo cho y tá (điều dưỡng) khoa nhận người bệnh cấp cứu.

Người bệnh đang điều trị nội trú có diễn biến nặng:

Bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ thường trực có trách nhiệm khám xét ngay, chẩn đoán tiên lượng và xử trí kịp thời.

Trường hợp người bệnh có diễn biến nặng hoặc khi gia đình người bệnh yêu cầu: y tá (điều dưỡng) phải mời bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ thường trực đến ngay.

Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ thường trực phải xin hội chẩn gấp để có biện pháp xử trí kịp thời.

Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm tổ chức ứng cứu kịp thời vào bất cứ thời gian nào:

Khi tuyến dưới xin hỗ trợ.

Khi có T*i n*n hàng loạt, thảm hoạ.

Hệ thống cấp cứu trong bệnh viện

Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm bảo đảm điều kiện hoạt động:

Buồng cấp cứu tại khoa khám bệnh.

Khoa hồi sức cấp cứu trong bệnh viện.

Bệnh viện hạng I và hạng II, một số khoa lâm sàng phải có buồng cấp cứu người bệnh nặng.

Quy định sự phối hợp hỗ trợ công tác cấp cứu giữa các khoa trong bệnh viện.

Đào tạo đội ngũ bác sĩ, y tá (điều dưỡng) cấp cứu thành thạo về nghiệp vụ chuyên môn cấp cứu.

Trưởng phòng hành chính quản trị, trưởng khoa lâm sàng và trưởng khoa cận lâm sàng có trách nhiệm thực hiện:

Buồng cấp cứu  phải có:

Biển báo, mũi tên chỉ dẫn, ban đêm phải có đèn báo, có đầy đủ ánh sáng, có máy phát điện dư trữ hoặc đèn dầu để thay thế khi mất điện.

Sổ khám bệnh và hồ sơ bệnh án để ghi chép, theo dõi người bệnh đến cấp cứu

Bình oxy, Thu*c, thiết bị y tế theo danh mục quy định phù hợp với từng loại bệnh viện.

Trưởng khoa lâm sàng, trưởng buồng cấp cứu có nhiệm vụ :

Xây dựng danh mục cơ số Thu*c, dụng cụ cấp cứu, được giám đốc bệnh viện duyệt, danh mục cơ số Thu*c cấp cứu được dán ngay mặt sau cánh cửa tủ Thu*c.

Đảm bảo tủ Thu*c có đủ ánh sáng, dễ thấy, dễ lấy.

Thu*c độc bảng A-B, Thu*c gây nghiện để ngăn tủ riêng, 2 lần cửa, 2 lần khoá.

Thu*c và dụng cụ thường trực phải ghi chép rõ ràng và thực hiện giao, nhận hàng ngày.

Bác sĩ khoa cấp cứu có nhiệm vụ:

Được đào tạo và thực hiện thành thạo các kĩ thuật cấp cứu.

Có phác đồ điều trị cấp cứu.

Sắp xếp dụng cụ y tế, phương tiện cấp cứu đúng vị trí qui định, khi sử dụng phải bổ sung và để lại vị trí cũ.

Bác sĩ, kĩ thuật viên các khoa cận lâm sàng có nhiệm vụ:

Thực hiện đầy đủ các yêu cầu xét nghiệm của bác sĩ thường trực cấp cứu.

Đảm bảo kết quả xét nghiệm, X quang chính xác, kịp thời gian theo yêu cầu của bác sĩ thường trực cấp cứu.

Trong trường hợp khó khăn không thực hiện được các yêu cầu của các bác sĩ thường trực cấp cứu phải báo cáo ngay giám đốc bệnh viện để xin ý kiến, không được để chậm hoặc không làm, không báo cáo.

Y tá (điều dưỡng) cấp cứu có nhiệm vụ:

Chuẩn bị: Các dụng cụ, Thu*c và phương tiện cấp cứu sẵn sàng theo qui định; giường chiếu, chăn màn sạch sẽ; quần áo, đồ dùng cho người bệnh cấp cứu sử dụng; sắp xếp theo dạng Thu*c, dễ thấy, dễ lấy; Thu*c phải ghi rõ tên Thu*c, hàm lượng, số lượng.

Khẩn trương thực hiện y lệnh theo đúng các qui định kĩ thuật bệnh viện.

Theo dõi và chăm sóc người bệnh sát sao.

Sau khi sử dụng, Thu*c phải được bổ sung đầy đủ theo số lượng quy định; bảo quản Thu*c và dụng cụ cấp cứu, giữ chìa khoá tủ Thu*c cấp cứu, nhận và bàn giao Thu*c, dụng cụ cấp cứu giữa các phiên thường trực.

Dược sĩ phát Thu*c có nhiệm vụ:

Thực hiện cấp phát Thu*c khẩn trương theo y lệnh.

Đảm bảo cơ số Thu*c và dụng cụ đã được giám đốc duyệt.

Định kì kiểm tra Thu*c cấp cứu, thực hiện đảo Thu*c, bảo đảm chất lượng Thu*c.

Nếu có Thu*c thay thế, Thu*c mới phải thông báo cho bác sĩ biết để khi sử dụng không bị lúng túng.

Người lái xe ô tô cứu thương có nhiệm vụ :

Đảm bảo xe tốt, đủ xăng và lốp dự phòng.

Quản lí các thiết bị y tế đã gắn săn trong xe ô tô cứu thương.

Nhận được lệnh, sau 5 phút xe lăn bánh được ngay.

Người bệnh cấp cứu phải chuyển viện

Bác sĩ thường trực cấp cứu có trách nhiệm vụ:

Thông báo trước cho bệnh viện tuyến trên bằng điện thoại để chuẩn bị tiếp đón.

Kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển và chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển.

Ghi chép đầy đủ vào hồ sơ bệnh án: chẩn đoán bệnh, Thu*c đã dùng, tình trạng người bệnh, những diễn biến mới nhất, lí do chuyển viện và phải ghi rõ họ tên chức vụ người làm hồ sơ bệnh án.

Bác sĩ hoặc y tá (điều dưỡng) đưa người bệnh có nhiệm vụ:

Thực hiện y lệnh, chăm sóc người bệnh trên đường vận chuyển.

Nhận và bàn giao hồ sơ bệnh án tóm tắt, tư trang của người bệnh, giải quyết tất cả các thủ tục cần thiết liên quan đến việc tiếp nhận người bệnh ở tuyến trên.

Người đưa chỉ được ra về sau khi người bệnh được bệnh viện tiếp nhận và kí vào phiếu hoặc sổ chuyển người bệnh.

Bác sĩ cấp cứu bệnh viện tuyến trên có nhiệm vụ:

Tiếp nhận người bệnh và cấp cứu ngay.

Thông báo cho bệnh viện tuyến dưới biết kết quả cấp cứu và điều trị người bệnh những trường hợp cần để rút kinh nghiệm và có nhận xét về chẩn đoán, xử lí, thời gian gửi, cách chăm sóc người bệnh trên đường vận chuyển.

Yêu cầu bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ cấp cứu:

Trong trường hợp người bệnh cấp cứu không thể chuyển vận được vì:

Có thể ch*t dọc đường do bệnh nặng, đường quá xa.

Không có phương tiện vận chuyển.

Thảm hoạ có nhiều người bị nạn.

Bác sĩ thường trực cấp cứu ở tuyến xin cấp cứu:

Thông báo cho gia đình người bệnh biết những khó khăn của cơ sở.

Điện mời bệnh viện tuyến trên hoặc bệnh viên chuyên khoa về hỗ trợ cấp cứu, khi điện lên tuyến trên cần thông báo rõ tình trạng người bệnh và yêu cầu xin hỗ trợ.

Trong khi chờ tuyến trên về hỗ trợ vẫn phải hồi sức cấp cứu cho người bệnh theo khả năng cao nhất của cơ sở.

Bệnh viện tuyến trên được yêu cầu hỗ trợ:

Chuẩn bị đầy đủ Thu*c, phương tiện cấp cứu và cán bộ chuyên môn kĩ thuật để sẵn sàng hỗ trợ cho tuyến dưới.

Sau khi cấp cứu người bệnh qua khỏi cơn nguy kịch, có thể để người bệnh tiếp tục điều trị ở tuyến dưới với y lệnh điều trị cùng với sự hỗ trợ về Thu*c và phương tiện cấp cứu nếu có hoặc đưa người bệnh về tuyến trên điều trị tiếp.

Phải khắc phục khó khăn để đến nơi có yêu cầu hỗ trợ trong thời gian ngắn nhất.

Công tác cấp cứu ngoài bệnh viện

Tổ chức cấp cứu:

Giám đốc bênh viện, giám đốc trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 có trách nhiệm:

Phân công người thường trực cấp cứu khi nhận được thông tin yêu cầu cấp cứu người bệnh phải :

Hỏi rõ địa điểm, số lượng người bệnh hoặc người bị nạn, tình trạng người bệnh hiện tại.

Cử đội cấp cứu khẩn trương đi làm nhiệm vụ ngay.

Tổ chức các đội cấp cứu nội khoa, ngoại khoa sẵn sàng hoạt động ngoài bệnh viện:

Các thành viên đội cấp cứu được bồi dưỡng thành thạo các kĩ thuật cấp cứu.

 Có đủ phương tiện, dụng cụ y tế và Thu*c cấp cứu.

Có sổ ghi chép, phiếu garô, phiếu chuyển viện, phiếu phân loại người bị nạn.

Có máy điện thoại di động khu vực.

Có bản đồ hành chính khu vực.

Phương tiện vận chuyển cấp cứu, sẵn sàng và trang bị như quy định tại điểm 2-b

Cấp cứu tại hiện trường

Bác sĩ đội trưởng có trách nhiệm:

Tổ chức đưa người bệnh, người bị nạn ra khỏi khu vực đang bị đe doạ.

Khẩn trương triển khai cấp cứu.

Tập trung sơ cứu người bệnh, ra y lệnh xử trí kịp thời.

Người bệnh cấp cứu được ghi vào phiếu đầy đủ nội dung theo qui định, kí rõ họ tên và chức vụ.

Đối với người bệnh sau khi được cấp cứu, tuỳ theo tình trạng người bệnh sẽ giải quyết:

Người bệnh nhẹ ổn định điều trị chăm sóc tại nhà.

Người bệnh nặng sẽ chuyển đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất.

Trường hợp phải cấp cứu hàng loạt,quá khả năng của đội cấp cứu, phải khẩn cấp báo cáo giám đốc bệnh viện, giám đốc trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 để xin ý kiến chỉ đạo, đồng thời thông báo cho các tổ chức y tế đóng tại địa phương đến hỗ trợ. Trong khi chờ đợi phải cấp cứu hết khả nàng của đội, phân loại ưu tiên, tập trung cấp cứu người bị nạn ưu tiên loại một.

Y tá (điều dưỡng) thực hiện:

Bảo đảm chất lượng, số lượng phương tiện, dụng cụ, Thu*c cấp cứu sẵn sàng lên đường ngay và có sổ ghi chép, các loại phiếu theo qui định, sắp xếp ngăn nắp dễ thấy, dễ lấy.

Tại điểm cấp cứu , thực biện ngay:

Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp, nắm tình trạng người bị nạn.

Phụ bác sĩ làm các thủ thuật cấp cứu.

Thực hiện y lệnh của bác sĩ.

Vận chuyển người bệnh tới bệnh viện chuyên khoa gần nhất:

Thực hiện đúng theo qui chế chuyển viện.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/quyche/quy-che-cuu-thuong-benh-vien/)

Tin cùng nội dung

  • Em muốn mua bảo hiểm y tế của bệnh viện da liễu TPHCM, vậy em có thể mua ngay tại BV không ạ? Nếu có thể thì được lấy ngay không và giá bao nhiêu vậy ạ? Em rất mong nhận được phản hồi từ mangyte, em xin cám ơn. (Anh Vân - tranong...@gmail.com)
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY