Quy chế bệnh viện hôm nay

Quy chế hội chẩn bệnh viện

Các trường hợp người bệnh đã được chẩn đoán xác định, sau 3 ngày điều trị trong khoa không biến chuyển bác sĩ điều trị có trách nhiệm mời bác sĩ trưởng khoa thăm lại người bệnh

Quy định chung

Hội chẩn là hình thức tập trung tài năng trí tuệ của thầy Thu*c để cứu chữa người bệnh kịp thời, trong những trường hợp:

Khó chẩn đoán và điều trị.

Tiên lượng dè dặt.

Cấp cứu.

Chỉ định phẫu thuật.Hội chẩn phải được chuẩn bị chu đáo và đảm bảo các thủ tục qui định.

Quy định cụ thể

Khi cần hội chẩn

Các trường hợp khó chẩn đoán xác định nguyên nhân bệnh.

Các trường hợp cấp cứu.

Các trường hợp người bệnh có chỉ định phẫu thuật.

Các trường hợp người bệnh đã được chẩn đoán xác định, sau 3 ngày điều trị trong khoa không biến chuyển bác sĩ điều trị có trách nhiệm mời bác sĩ trưởng khoa thăm lại người bệnh và cho ý kiến hướng dẫn điều trị tiếp.

Hình thức hội chẩn

Hội chẩn khoa:

Người đề xuất: Bác sĩ điều trị người bệnh.

Người chủ trì: Bác sĩ trưởng khoa.

Thành phần dự: Các bác sĩ điều trị trong khoa, y tá (điều dưỡng) trưởng khoa.

Thư ký: Do trưởng khoa chỉ định.

Tiến hành trong trường hợp: Khi việc chẩn đoán xác đinh nguyên nhân bệnh chưa được rõ ràng, tiên lượng còn dè dặt.

Hội chẩn liên khoa:

Người đề xuất: Bác sĩ điều trị người bệnh đề nghị và trưởng khoa đồng ý.

Người chủ trì: Bác sĩ trưởng khoa có người bệnh.

Thành phần dự:

Các bác sĩ điều trị và y tá (điều dưỡng) trưởng khoa.

Bác sĩ trưởng khoa có liên quan và mời chuyên gia.

Thư ký: Do trưởng khoa có người bệnh chỉ định.

Tiến hành trong trường hợp: Người bệnh mắc thêm một bệnh thuộc chuyên khoa khác.

Hội chẩn toàn bệnh viện:

Người đề xuất: Bác sĩ trưởng khoa có người bệnh.

Người chủ trì: Giám đốc bệnh viện.

Thành phần dự: Các bác sĩ trưởng khoa, phó trưởng khoa, trưởng phòng y tá (điều dưỡng), y tá (điều dưỡng) trưởng khoa có liên quan và các chuyên gia.

Thư ký: Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp.

Tiến hành trong trường hợp: Người bệnh mắc bệnh nặng liên quan đến nhiều chuyên khoa khó chẩn đoán và điều trị chưa có hiệu quả.

Hội chẩn liên bệnh viện:

Người đề xuất: Bác sĩ trưởng khoa có người bệnh đề nghị, giám đốc bệnh viện đồng ý.

Người chủ trì: Giám đốc bệnh viện.

Thành phần dự.

Các bác sĩ, trưởng khoa, phó trưởng khoa, bác sĩ có người bệnh và trưởng phòng y tá (điều dưỡng), y tá (điều dưỡng) trưởng khoa có người bệnh.

Các chuyên gia, giáo sư được mời.

Thư ký: Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp

Tiến hành trong trường hợp: Người bệnh mắc bệnh nặng, hiếm gặp, cần ý kiến của chuyên khoa sâu.

Trình tự và nội dung hội chẩn

Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bệnh án, các kết quả cận lâm sàng, các phương tiện thăm khám người bệnh.

Chuẩn bị người bệnh, thông báo thời gian và nội dung hội chẩn. Tuỳ tình trạng người bệnh mà tổ chức hội chẩn lại giường hoặc tại buồng riêng cho phù hợp.

Người được mời tham gia hội chẩn phải có trình độ chuyên môn tốt, có tinh thần trách nhiệm, trường hợp mà đích danh mà không tham gia được phải cử người có trình độ tương đương đi thay phải được nghiên cứu hồ sơ bệnh án và thăm khám người bênh trước.

Người chủ trì hội chẩn có trách nhiệm:

Giới thiệu thành phấn người tham dự, báo cáo tóm tắt quá trình điều trị, chăm sóc và yêu cầu hội chẩn.

Kết luận rõ ràng từng vấn đề để ghi vào biên bản. Khi kết thúc phải đọc lại thông qua biên bản hội chẩn và từng thành viên kí, ghi rõ họ tên và chức danh.

Thư ký có trách nhiệm:

Ghi chép đầy đủ các ý kiến của từng người vào sổ biên bản.

Căn cứ vào kết luận ghi trong sổ biên bản hội chẩn, trích lập phiếu "biên bản hội chẩn" đính vào hồ sơ bệnh án; phiếu biên bản hội chẩn này do thư ký và người chủ tịch ký, ghi rõ họ tên và chức danh.

Trường hợp có ý kiến chưa thống nhất thư ký phải ghi lại và báo cáo giám đốc bệnh viện giải quyết.

Hội chẩn cấp cứu phải được thực hiện ngay trong giờ hành chính cũng như trong phiên thường trực, tuỳ tình trạng bệnh mà có hình thức hội chẩn thích hợp.

Khi người bệnh có chỉ định phẫu thuật phải được hội chẩn để xác định. Hội chẩn phải có đầy đủ các phẫu thuật viên, bác sĩ gây mê hồi sức, bác sĩ điều trị khoa ngoại và y tá (điều dưỡng) trưởng khoa ngoại và y tá (điều dưỡng) trưởng khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức.

 Nghiêm cấm các trường hợp: Tiến hành phẫu thuật mà không hội chẩn.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/quyche/quy-che-hoi-chan-benh-vien/)

Tin cùng nội dung

  • Em muốn mua bảo hiểm y tế của bệnh viện da liễu TPHCM, vậy em có thể mua ngay tại BV không ạ? Nếu có thể thì được lấy ngay không và giá bao nhiêu vậy ạ? Em rất mong nhận được phản hồi từ mangyte, em xin cám ơn. (Anh Vân - tranong...@gmail.com)
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY