Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Quy trình thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh vảy nến

Tiến hành khám bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh vảy nến để có phương pháp ngăn chặn kịp thời. Và một số điều cần biết khi tiến hành xét nghiệm chẩn đoán bệnh vảy nến.

bệnh vảy nến là một bệnh mãn tính gây nên một số triệu chứng thường bị nhầm lẫn với một số bệnh da liễu khác. nếu bạn đang nghi ngờ bản thân đang mắc phải căn bệnh nên, bạn nên tìm đến bác sĩ để được tiến hành chẩn đoán xác định mức độ bệnh lý đang mắc phải.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên gặp bác sĩ da liễu khi gặp phải các triệu chứng của bệnh vảy nến để xác định rõ bạn có đang mắc phải bệnh này hay không. bác sĩ sẽ tiến hành các khâu xét nghiệm chẩn đoán để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và ngăn chặn sự ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe của bạn.

Khu vực trên cơ thể thường bị tổn thương nhất là các vùng da quanh khuỷu tay, đầu gối, cánh tay, nách, da đầu hoặc một số khu vực nhảy cảm. bệnh vảy nến có thể xuất hiện bất cứ đâu trong cơ thể của bạn, ở một số đối tượng, các vết thương có thể xuất hiện ở cả móng tay, lòng bàn chân hoặc bộ phận Sinh d*c.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh vảy nến khi bạn mắc phải như:

    Xuất hiện các mảng hoặc đốm màu hồng hoặc đỏ nhạt

Tuy nhiên, dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vảy nến ở từng đối tượng sẽ khác nhau. có những trường hợp bạn mắc phải một trong các triệu chứng trên nhưng không được chẩn đoán là bệnh vảy nến. bởi những bệnh lý về da liễu thường hay bị nhầm lẫn do các triệu chứng gần gần giống nhau, điển hình là những cơn ngứa ngáy, đau nhức, bong tróc da.

Quy trình thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh vảy nến

Nếu bạn đang nghi ngờ rằng bạn đang bị bệnh vảy nến, hãy tìm gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra để tránh tình trạng lây lan và đề xuất biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Trong hầu hết các bệnh lý về da liễu thường không được chẩn đoán bằng các xét nghiệm máu hay xét nghiệm nước tiểu, mà chỉ chẩn đoán bệnh bằng cách kiểm tra da của người mắc phải. tuy nhiên, vì bệnh vảy nến gần giống như bệnh chàm, bệnh mề đay hoặc một số bệnh lý về da khác, nên việc chẩn đoán bệnh đôi khi có thể gặp một chút khó khăn.

Khi mắc phải bệnh vảy nến, người bệnh nên di chuyển đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành chẩn đoán bệnh để đưa đến một kết luận bạn có đang mắc phải bệnh này hay không. trong hầu hết các trường hợp, chẩn đoán và xét nghiệm bệnh vảy nến thường khá đơn giản với các bước cơ bản sau:

1. Gặp bác sĩ

Bạn nên tìm đến các bệnh viện, phòng khám hay các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ da liễu chẩn đoán bệnh bằng cách lấy tiền sử bệnh và tiến hành kiểm tra các vị trí thường bị nhiễm trùng như da đầu, khuỷu tay, bàn chân, móng tay. bạn có thể trao đổi với bác sĩ về bệnh lý đang mắc phải, cho bác sĩ được biết các triệu chứng khi mắc bệnh, các vết thương đã xuất hiện cách đây bao lâu.

2. Chẩn đoán – Xét nghiệm

Bác sĩ sẽ khám lâm sàng để xem xét các thương tổn ở da, thương tổn móng, thương tổn khớp và thương tổn niêm mạc đạt ở mức nào. Điển hình là những vết thương bị nhiễm trùng, những vết đốm đỏ hoặc hồng, kích thước vết thương, so sánh vết thương với những vùng da lành. Vị trí tổn thương ở chỗ tỳ đè, những vùng thường cọ xát nhiều như khuỷu tay, đầu gối.

Chuẩn đoán bệnh vảy nến cần dựa vào:

    Thương tổn da

Để đưa ra kết luận chính xác về bệnh lý đang mắc phải, các bác sĩ da liễu sẽ tiến hành lấy một mẫu da nhỏ tại vị trí vùng da bị tổn thương để tiến hành xét nghiệm. trước khi tiến hành lấy mẫu da, người bệnh có thể sẽ được sử dụng một Thu*c gây tê cục bộ để tránh tình trạng đau đớn. mẫu da được kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định loại bệnh vảy nến đang mắc phải.

Bên cạnh đó, một số đối tượng khác sẽ được chỉ định xét nghiệm sinh hóa (định lượng canxi máu ở các đối tượng mắc bệnh vảy nến thể mủ) hoặc xét nghiệm aslo (đối với đối tượng mắc bệnh vảy nến thể giọt).

Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh viêm khớp vẩy nến như sưng khớp, đau khớp thì mới được tiến hành xét nghiệm máu và chụp x – quang. những trường hợp còn lại chỉ được tiến hành với mẫu da nhỏ và quan sát dưới kính hiển vi là chính.

3. Phân biệt

Sau khi tiến hành khám lâm sàng và được bác sĩ lấy mẫu da, người bệnh sẽ chờ kết quả để xác định được bệnh vảy nến đang mắc phải là bệnh vảy nến loại nào trong các loại dưới đây:

    Bệnh vảy nến mảng bám

4. Kết luận

Bác sĩ đưa ra kết luận bạn có đang mắc phải bệnh vảy nến hay không, nếu đang mắc phải thì đó là bệnh vảy nến loại nào. từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp để kìm hãm sự phát tán của các vi khuẩn, virus, nấm gây bệnh bằng việc sử dụng Thu*c bôi hoặc các phương pháp trị liệu khác.

Với những thông tin được chúng tôi chia sẻ trong bài viết có lẽ đã giúp bạn đọc biết thêm thông tin về quy trình chẩn đoán và xét nghiệm bệnh vảy nến. khi bạn đang có triệu chứng của bệnh vảy nến và đang nghi ngờ bản thân đang mắc phải, cần nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

thông tin bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. thuocdantoc.vn không đưa ra những lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/quy-trinh-thuc-hien-xet-nghiem-chan-doan-benh-vay-nen)

Tin cùng nội dung

  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng siêu âm để khảo sát cấu trúc, hình thái và chức năng của tim.
  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Chẩn đoán tiền sản là một số xét nghiệm giúp cho bác sĩ biết trước khi sinh thai của bạn có bị một số bệnh lý hay không (thường gặp là hội chứng Down). Chẩn đoán tiền sản gồm chọc ối và sinh thiết gai nhau giúp phát hiện ra những rối loạn di truyền trước sinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY