Đa khoa hôm nay

Đa khoa là từ dùng để chỉ một cơ sở y tế hoặc bác sĩ đảm nhiệm điều trị nhiều chuyên khoa

Rối loạn hành vi giấc ngủ REM

Rối loạn hành vi chu kỳ giấc ngủ liên quan đến hành động hoặc hành vi bất thường trong giai đoạn ngủ mắt cử động nhanh (REM).
rối loạn hành vi chu kỳ giấc ngủ liên quan đến hành động hoặc hành vi bất thường trong giai đoạn ngủ mắt cử động nhanh (REM). Người mắc chứng bệnh này thường la hét, nghiến răng, có những hành động bạo lực như đấm đá trong giấc ngủ REM. Bệnh thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Rất hiếm thấy ở phụ nữ và trẻ em.

RLHV giấc ngủ REM là gì?

Giấc ngủ REM là một giai đoạn của chu kỳ ngủ, thường xảy ra từ 1,5 - 2 giờ trong một giấc ngủ bình thường. Các nghiên cứu thống nhất chia giấc ngủ làm 2 giai đoạn gồm NREM (non rapid eye movement) và REM (rapid eye movement - Cử động mắt nhanh). Khi giấc ngủ đạt tới trạng thái REM, mắt của ta di chuyển nhanh, liên tục có những giấc mơ. Trong giai đoạn REM của giấc ngủ, cơ thể tạm thời ở trạng thái tê liệt cơ. Ở những người có RLHV giấc ngủ REM (RBD), những tê liệt này không đầy đủ hoặc có thể vắng mặt hoàn toàn, vì vậy, người đó thực hiện những giấc mơ của họ, đôi khi bằng những cách đầy kịch tính hoặc bạo lực.

Việc thiếu tạm thời sự tê liệt cơ khiến cho người mắc RBD trở nên bị kích động về thể chất - người đó có thể nói chuyện, hét lên, vung mạnh tay chân đánh, đánh nhau trong lúc ngủ.

Trong một số trường hợp, người mắc RBD có thể làm bị thương bản thân hoặc người cùng chung giường. Hành vi bạo lực thể chất gia tăng khả năng hơn nếu người đó đang có một giấc mơ bạo lực hoặc ác mộng.

Nguyên nhân RLHV giấc ngủ REM

Nguyên nhân trực tiếp gây RBD chưa rõ ràng, nhưng chắc chắn những người mắc RBD sau đó có thể có tiến triển nghiêm trọng hơn các vấn đề nhận thức và thần kinh.

Các nhà thần kinh học đã phát hiện ra rằng RBD phổ biến ở những bệnh nhân có các bệnh thoái hóa thần kinh như Parkinson, teo đa hệ thống (MSA), bệnh thể Lewy lan tỏa... Những người bị chứng ngủ rũ cũng có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi RBD.

RBD có thể là tiền thân của một số bệnh thoái hoá cơ tim. Một nghiên cứu cho thấy 38% bệnh nhân bị RBD phát triển các triệu chứng của bệnh Parkinson khoảng 12 - 13 năm sau đó.

RBD có liên quan đến sự thờ ơ, điểm số chú ý thấp, có các vấn đề nhận thức, các vấn đề về chức năng điều hành và lo lắng.

Nó cũng có thể là một phản ứng bất lợi đối với một số loại Thu*c và nó có thể xảy ra trong quá trình cai nghiện nghiêm ngặt. Những người nghiện rượu đột ngột thiếu rượu có thể gặp RBD.

Các nghiên cứu cho thấy Thu*c chống trầm cảm kích hoạt rối loạn hành vi giấc ngủ REM trong khoảng 6% người dùng. Bằng chứng khoa học cũng chỉ ra có mối liên kết RBD với rối loạn stress sau chấn thương và có thể xuất hiện ở những người gần đây đã trải qua chấn thương.

RBD có thể xảy ra cùng với các rối loạn khác như buồn ngủ ban ngày, ngưng thở khi ngủ, rối loạn vận chuyển chân tay định kỳ và chứng ngủ rũ.

Làm thế nào để chẩn đoán?

Một số rối loạn giấc ngủ khác có thể bị nhầm lẫn với RBD. Để chẩn đoán chính xác, bệnh nhân cần được quan sát suốt đêm. Hoạt động của não và cơ sẽ được theo dõi trong suốt các chu kỳ ngủ.

Lời khuyên của thầy Thu*c

Vì RBD có thể là tiền thân của các rối loạn thoái hóa thần kinh, chẳng hạn như chứng sa sút trí tuệ và bệnh Parkinson, nên hỏi chuyên gia về thần kinh nếu một người các triệu chứng của RBD. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Parkinson có thể không xuất hiện trong hơn 10 năm sau khi bắt đầu điều trị RBD, bệnh nhân nên đi khám thường xuyên.

Theo thời gian, các hành vi, hoạt động liên quan đến RBD có thể trở nên nặng nề hơn, bạo lực hơn, vì vậy, điều quan trọng phải đi khám bệnh và được điều trị sớm.

Vài cách bệnh nhân và người ngủ cùng giường an toàn:Sử dụng nệm trên sàn nhà hoặc đặt các nệm quanh giường.Xem xét việc lắp ráp giường không nên cao quá.Nếu ngủ giường tầng, nên ngủ ở tầng trệt.Loại bỏ đồ đạc và vật sắc nhọn ra khỏi giường.Loại bỏ các vật thể nguy hiểm tiềm ẩn khỏi phòng ngủ.BS. Trịnh Thanh Hoài

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/roi-loan-hanh-vi-giac-ngu-rem-n129567.html)

Tin cùng nội dung

  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Bạn có đang gặp vấn đề khi lôi con bạn ra khỏi giường để cho con đến trường học (hoặc giờ trưa) đúng giờ không? Những lời khuyên sau đây nhằm giúp giấc ngủ của con bạn tốt hơn.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Hầu hết người trưởng thành cần 7 hoặc 8 giờ ngủ mỗi đêm để cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo trong ngày. Điều này cũng đúng cho những người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, khi chúng ta lớn tuổi, chúng ta khó ngủ hơn. Nhiều thứ có thể cản trở việc ngủ tốt hoặc ngủ đủ lâu để cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY