Tình yêu và giới tính hôm nay

Rối loạn T*nh d*c do sa bàng quang

Rối loạn T*nh d*c xảy ra khoảng 30 - 50% số phụ nữ ở tuổi sinh đẻ. B
Ngại yêu vì tiểu gắt

Nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh lý ở vùng sàn chậu gây bất tiện, đau đớn, viêm phần phụ ở phụ nữ chính là một trong những nguyên do lớn khiến phụ nữ giảm ham muốn, sợ hãi chuyện gần gũi và những biểu hiện khác của rối loạn T*nh d*c khác.

Bệnh nhân Trần Thị B (40 tuổi, Gia Lai) được một bệnh viện phụ sản trong thành phố giới thiệu đến phòng khám Niệu nữ (BV. Bình Dân) khám vì tiểu lắt nhắt nhiều lần kèm theo sa bàng quang.

Chị B chia sẻ: “Tôi được chẩn đoán và điều trị sa bàng quang suốt 3 năm tại nhiều bệnh viện nhưng các triệu chứng tiểu lắt nhắt và trì nặng vùng *m đ*o không cải thiện”.

Sau một thời gian theo khám, điều trị các triệu chứng kể trên thuyên giảm rõ ràng, chị cảm thấy mình như cởi bỏ được nỗi mặc cảm của bản thân, chị mới dám thổ lộ với bác sĩ tại phòng khám Niệu nữ rằng gia đình chị đã đứng trên bờ vực tan nát cũng chính vì căn bệnh này của chị.

Bàng quang bị sa trì nặng vùng *m đ*o, khiến chị B luôn mắc tiểu, tệ hơn “nhiều lúc, nước tiểu tự nhiên bị són ra trong lúc vợ chồng đang gần gũi, dần dà tôi từ ngại đến xấu hổ rồi sợ mỗi khi chồng yêu. Một thời gian vợ chồng cứ lục đục miết đến nỗi hiện tại vợ chồng tôi đã tạm ly thân gần 2 năm sau khi đã có với nhau 5 người con”, chị ngậm ngùi.

Tại phòng khám Niệu nữ (BV. Bình Dân), tình trạng rối loạn T*nh d*c nữ khá thường gặp nhưng đa số chị em lại vô cùng ngại ngùng để chia sẻ, ngay cả với bạn bè, người thân và bác sĩ điều trị. Họ âm thầm chịu đựng và đau đớn nhìn người đàn ông của mình rời xa dần mà không biết phải làm sao. Một số chị bật khóc khi nói đến nỗi đau này.

Bên cạnh những nguyên nhân tâm lý và suy giảm nội tiết tố, phần lớn rối loạn T*nh d*c nữ có nguyên nhân rõ ràng và có thể điều trị được. Khi phụ nữ vì bất cứ lí do nào không thể đáp ứng với giao hợp sau một thời gian dài sẽ ức chế ham muốn T*nh d*c dẫn đến lãnh cảm. Vì thế khi gặp khó khăn trong chuyện chăn gối, phụ nữ cần đi khám bệnh sớm để được điều trị kịp thời giúp bảo vệ hạnh phúc gia đình.

Thổ lộ cùng bác sĩ, hạnh phúc gia đình sẽ được bảo vệ

Sa bàng quang là tình trạng suy yếu hệ thống mô liên kết thành trước *m đ*o làm cho bàng quang sa ra ngoài qua ngả *m đ*o, thường xảy ra sa khi phụ nữ sau quá trình mang thai và sinh nở. Nếu tình trạng sa bàng quang mức độ nặng, bàng quang thường xuyên nằm ngoài âm hộ, gây cản trở khi đi lại. Sa bàng quang mức độ nhẹ, bàng quang chưa sa qua mép màng trinh thì chỉ phát hiện khi khám *m đ*o, chủ yếu khiến bệnh nhân cảm giác trì nặng vùng *m đ*o hoặc kích thích bệnh nhân tiểu nhiều lần, mắc tiểu gấp, không kiểm soát được nước tiểu. Phụ nữ bị sa bàng quang mức độ nhẹ thường cho biết họ cảm thấy dường như bàng quang của mình rơi vào *m đ*o khi giao hợp khiến họ không dám quan hệ vì sợ rằng điều này làm cho bệnh của mình nặng thêm.

Giao hợp không phải là nguyên nhân làm cho sa bàng quang nặng hơn. Phụ nữ sa bàng quang vẫn nên giao hợp bình thường trong khi điều trị, chỉ cần tránh những tư thế giao hợp mà người phụ nữ đứng hoặc ngồi ở trên. Đối với những trường hợp cần phẫu thuật, phụ nữ cũng chỉ cần kiêng quan hệ T*nh d*c 6 - 8 tuần để niêm mạc *m đ*o được hồi phục hoàn toàn. Tái khám sau phẫu thuật bác sĩ sẽ quyết định thời gian bệnh nhân có thể quan hệ T*nh d*c trở lại. Một số bệnh nhân sau khi phẫu thuật vùng *m đ*o dù đã được bác sĩ cho phép quan hệ T*nh d*c trở lại nhưng các chị vẫn không cảm thấy sẵn sàng. Ngoài ra, sau một số phẫu thuật làm cho *m đ*o nhỏ hoặc ngắn lại cũng gây giao hợp đau. Bệnh nhân cần phải nói rõ cho bác sĩ biết để được điều trị sớm.

Sa bàng quang mức độ nhẹ có gây ra các triệu chứng rối loạn đường tiểu, cảm giác trì nặng vùng *m đ*o và tầng sinh môn làm cho người phụ nữ né tránh quan hệ T*nh d*c nhưng không biết thổ lộ cùng ai, lâu dần sẽ đe dọa hạnh phúc gia đình. Vấn đề này thường bị bệnh nhân và bác sĩ điều trị bỏ sót nếu không đến đúng các cơ sở điều trị chuyên khoa về niệu nữ. Hiện tại phòng khám Niệu nữ (BV. Bình Dân) có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh lý trên như dùng Thu*c, tập cơ sàn chậu, kích thích điện vùng *m đ*o, chiếu tia laser và các phẫu thuật chuyên sâu.

Được tận hưởng đời sống T*nh d*c viên mãn là nhu cầu thiết thực của mọi người phụ nữ. T*nh d*c mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp cuộc sống thăng hoa, giảm stress, trẻ lâu… Trên hết, T*nh d*c còn là sợi dây bền chặt gắn kết vợ chồng ở tuổi U. 40, giữ êm nếp nhà và mang lại không khí hạnh phúc tròn đầy cho tổ ấm. Thế nên, chị em không nên âm thầm chịu đựng dẫn đến sợ gần gũi chồng, làm hạnh phúc lung lay, mà hãy chủ động tìm đến các cơ sở y tế. Không chỉ điều trị các bệnh lý, các chuyên gia y tế sẽ góp phần giúp người phụ nữ tìm thấy những thăng hoa hơn trong cuộc sống vợ chồng.

ThS.BS. HUỲNH ĐOÀN PHƯƠNG MAI

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/roi-loan-tinh-duc-do-sa-bang-quang-n145189.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY