Tâm sự hôm nay

Sai số khó lý giải trên thẻ bảo hiểm y tế

Trước khi nói về sự sai số kỳ quặc trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) không những của tôi mà còn của nhiều người khác,
Trước khi nói về sự sai số kỳ quặc trên bảo hiểm y tế">thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) không những của tôi mà còn của nhiều người khác, tôi cũng muốn được nói đến những thay đổi đáng mừng tại một bệnh viện. Vừa là để thấy các sự việc đều được người dân nhìn nhận hết sức khách quan, nhưng cũng là điều mà cơ quan quản lý rất cần lưu tâm...

Chuyện vui

Đó là một phiên làm xét nghiệm sáng tại Bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội. Khác với sự hỗn độn chen lấn và xáo trộn thứ tự trước sau mà các bệnh nhân cao tuổi đã từng gánh chịu nhiều tháng trước, giờ đây, một phong cách làm việc khoa học đã được thực hiện: Các cụ vẫn để giấy xét nghiệm vào các ô dành cho cụ trên 80 tuổi và thương binh và ô của các cụ dưới tuổi 80, rồi ngồi chờ nhân viên vào vi tính, kèm theo đánh số thứ tự, rồi lần lượt nhận giấy đã ghi số, mang vào phòng xét nghiệm, chờ đến lượt lấy máu. Ngay từ phòng chờ ở ngoài đến khi bước vào phòng chờ lấy máu, các cụ không phải nhấp nhổm chen chúc vì đã có số thứ tự sẵn có trong tay (do tuổi cao, nhiều cụ bị lẫn, hệ thống xương (xương búa, xương đe, xương bàn đạp dẫn truyền âm thanh ở tai trong bị xơ hóa), nên gọi đến tên các cụ như quát mới nghe được). Sáng hôm nay thật đáng ghi nhận một niềm vui với tất cả các cụ và cán bộ nhân viên làm công tác xét nghiệm ở Bệnh viện Hữu Nghị, vì mọi người đều hài lòng, guồng công việc chạy êm ả và thông suốt, không một ai ca thán! Lên tầng 2, các cụ được nhận kết quả xét nghiệm đúng như giờ thông báo trên tấm bảng nhựa xanh để vào buồng khám theo số thứ tự có sẵn. Một không khí vui vẻ hài lòng mà tự nhiên ai cũng thốt ra rằng, Bệnh viện Hữu Nghị đã có một cải tiến rất đáng biểu dương!

Mong Bệnh viện Hữu Nghị hãy phát huy nhiều hơn nữa việc cải tiến lề lối làm việc, phong cách phục vụ để xứng đáng là một bệnh viện kiểu mẫu trong việc phục vụ sức khỏe các đối tượng có bề dày cống hiến tới đây khám bệnh.

Và không vui

Cũng trong buổi sáng đó, trên tay tôi là 3 tấm thẻ BHYT. Tấm thẻ BHYT thứ nhất do Giám đốc Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Hà Nội Đào Văn Giáp ký ngày 01/01/2007, có giá trị sử dụng từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2011. Tấm thẻ BHYT thứ 2 do Giám đốc BHXH TP. Hà Nội Nguyễn Thị Phương Mai ký ngày 21/5/2010, có thời hạn sử dụng từ ngày 01/01/2010 đến 31/12/2014. Nghĩa là tấm thẻ này đã “chồng lấn” tấm thẻ ông Giáp ký vẫn còn giá trị sử dụng?!

Nhưng điều kỳ lạ chính là: Tấm thẻ BHYT ký ngày 21/5/2010, mà lại có thời hạn sử dụng từ ngày 01/01/2010, nghĩa là, nó được sử dụng khi chưa “ra đời” ngót 5 tháng về trước? Hơn thế nữa, điều chắc chắn khẳng định rằng số tiền nhiều triệu đồng (hay tỷ đồng?) để in số thẻ BHYT mới này không lấy từ tiền cá nhân, mà lấy từ tiền ngân sách, hay nói đúng hơn, là từ tiền của dân, thật là lãng phí không chỉ tiền của dân mà làm mất nhiều thời gian chờ chực của người phải nhận thẻ. Lại thêm chuyện hài nữa, là trong tấm thẻ này, ngày sinh ghi là 00, tháng sinh ghi là 00. Không hiểu vì lý do gì mà lại ghi như vậy, mà vẫn in chữ ký của Giám đốc BHYT Hà Nội rất hồn nhiên?

Đến tấm thẻ BHYT thứ 3 mà cán bộ hưu trí được nhận tại nơi nhận lương hưu hàng tháng mới đây, lại có thêm một chuyện hài nữa, là toàn bộ các cụ đều được sinh ra cùng một ngày là ngày 01 tháng 01, chỉ khác năm sinh thôi! Thế mới có chuyện là các cụ ở quận Ba Đình, Hà Nội tá hỏa cầm thẻ đến BHXH quận Ba Đình khiếu nại về việc này, nhân viên BHXH ở đây hất trách nhiệm về nơi cấp thẻ (BHYT TP. Hà Nội), thế là gọn chuyện. Nhớ ngày cuối tháng 12/2014, ngồi chờ vào khám bệnh ở Bệnh viện Hữu Nghị, tôi hỏi các cụ đã nhận được thẻ BHYT mới chưa? Và có thấy gì lạ không? Các cụ giở ra xem mới cười phá lên rằng, tất cả các vị đều được BHYT Hà Nội cho sinh ra cùng vào một ngày (01/01...)! Lại thêm lần nữa, chỉ có ở ta mới có chuyện kỳ cục như thế.

BHYT là văn minh và Chính phủ cũng như ngành y tế đang nỗ lực hết mình nhằm phủ kín BHYT đến từng người dân. Trên thực tế, những sai số do nhiều lỗi tạo thành này đã gây khó khăn cho những người chủ thẻ. Có thể họ bị thiệt, hoặc bị làm khó dễ, một số người khác lại rất lo lắng nhưng cũng chẳng biết thắc mắc, giải quyết ra sao.

Cho nên nêu ra những chuyện như vậy để lãnh đạo cơ quan BHXH TP. Hà Nội lưu tâm, cần xem lại thật sự nghiêm túc những việc nêu trên, có giải đáp thỏa đáng. Bởi có như vậy, người dân mới cảm thấy họ được trân trọng hơn khi cầm trên tay tấm thẻ BHYT. Đây chính là điểm đầu tiên để có được lòng tin của người dân để họ tham gia tích cực, đạt mục tiêu mà chúng ta đang mong muốn.

BS. Lâm Đức Hùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-sai-so-kho-ly-giai-tren-the-bao-hiem-y-te-9815.html)

Tin cùng nội dung

  • Dạo này tôi hay đau bụng bên trái sau cạnh sườn, đôi khi đau ở thượng vị. Đi tiểu phân lúc đầu sệt, sau đó lỏng có nhày bọt, không đen không máu. Tôi đi khám ở phòng khám tư, bác sĩ chẩn đoán bị bệnh đại tràng. Nên gia đình khuyên tôi đi BV Nhân Dân Gia Định khám và làm xét nghiệm, nội soi dạ dày luôn. Nhưng do hiện giờ tôi chưa có điều kiện đi khám. Xin hỏi nếu có bảo hiểm vượt tuyến thì có được giảm chi phí? Và giá xét nghiệm, nội soi khoảng bao nhiêu?,
  • Em mới té xe bị chảy máu cùi chỏ. Mọi người khuyên đi chích ngừa uốn ván nhưng em không biết ngày tết thì nên đến đâu để chích ngừa? Các bệnh viện thì thứ 2 tuần sau mới làm việc. Nhờ Mangyte chỉ giúp. (Ngân Hà - TPHCM)
  • Chào Mangyte, Hè này tôi đưa gia đình lên Sài Gòn chơi, tiện thể khám sức khỏe tổng quát cho cả nhà luôn. Tôi muốn khám ở BV Hòa Hảo mà nghe nói chỗ đó đông lắm, phải lấy số từ 4h sáng lận, mà ba mẹ tôi cao tuổi rồi. Vậy làm cách nào để gia đình tôi có thể khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi nhất? (Công Minh - Bến Tre)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY