Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Sẽ xét nghiệm Covid-19 với 10.000 mẫu trong cộng đồng tại Đà Nẵng

Thông tin tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 diễn ra sáng nay cho biết, trong ngày 27-7 tiếp tục lấy 2.000 mẫu của Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Phục hồi chức năng Đà Nẵng. Dự kiến, ngày 28-7, sẽ có kết quả của khoảng 4.000 mẫu xét nghiệm của các cán bộ y tế thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, ngành Y tế sẽ lấy 10.000 mẫu máu trong cộng đồng.

thông tin tại cuộc họp ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch covid-19 diễn ra sáng nay cho biết, trong ngày 27-7 tiếp tục lấy 2.000 mẫu của bệnh viện c đà nẵng và bệnh viện phục hồi chức năng đà nẵng. dự kiến, ngày 28-7, sẽ có kết quả của khoảng 4.000 mẫu xét nghiệm của các cán bộ y tế thành phố đà nẵng. ngoài ra, ngành y tế sẽ lấy 10.000 mẫu máu trong cộng đồng

Sáng 27-7, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chủ trì cuộc họp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trong giai đoạn hiện nay.

Tại cuộc họp, các chuyên gia cho biết, bệnh viện đà nẵng đã chuyển 1.700 mẫu huyết thanh của cán bộ, nhân viên y tế bệnh viện để xét nghiệm bằng bộ test kit mới do việt nam sản xuất trên hệ thống elisa (phương pháp xét nghiệm trên hệ thống máy móc có tại các cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên).

Dự kiến, trong ngày 27-7 sẽ tiếp tục lấy 2.000 mẫu của bệnh viện c đà nẵng và bệnh viện phục hồi chức năng đà nẵng. dự kiến, ngày 28-7, sẽ có kết quả của khoảng 4.000 mẫu xét nghiệm của các cán bộ y tế thành phố đà nẵng. ngoài ra, ngành y tế sẽ lấy 10.000 mẫu máu trong cộng đồng.

Theo Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ Y tế hiện chưa rõ nguồn lây nhiễm dịch Covid-19 tại Đà Nẵng. Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đã phân tích, giải mã trình tự gen vi rút SARS-CoV-2 trên mẫu bệnh phẩm các bệnh nhân mắc mới. Kết quả cho thấy, vi rút SARS-CoV-2 đã biến đổi gen, tăng khả năng bám dính vào cơ thể cũng như khả năng lây nhiễm, làm lây lan nhanh hơn nhưng chưa ghi nhận biến đổi liên quan đến độc lực.

Nhấn mạnh trước đó, Việt Nam đã phát hiện ra 5 chủng vi rút SARS-CoV-2, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết: "Chủng vi rút SARS-CoV-2 này mới so với các chủng trước đây đã phát hiện, lưu hành tại Việt Nam. Hiện chưa rõ nguồn lây chính xác nhưng nguồn bệnh xâm nhập từ nước ngoài vào từ đầu tháng 7".

Theo đó, bộ y tế đã chỉ đạo sát sao trước diễn biến tình hình dịch bệnh tại thành phố đà nẵng. bên cạnh việc thực hiện áp dụng giãn cách xã hội toàn thành phố từ 13h ngày 26-7, phong tỏa các ổ dịch có liên quan đến các trường hợp mắc mới, bộ y tế và thành phố đà nẵng thống nhất phong tỏa bệnh viện đà nẵng, bệnh viện c đà nẵng, bệnh viện phục hồi chức năng đà nẵng. đây là những nơi có nguy cơ ổ lây nhiễm lớn nhất cho đến thời điểm hiện nay, tương tự như ổ dịch ở bệnh viện bạch mai trước đó.

Bộ y tế khuyến nghị, những người đi, đến đà nẵng từ ngày 1-7 trở lại đây phải thực hiện khai báo y tế, thông báo với chính quyền địa phương và các cơ quan y tế để theo dõi sức khỏe.

"người đến những nơi đang phong tỏa tại đà nẵng phải tự cách ly tại nhà để lực lượng y tế đến lấy mẫu xét nghiệm", ông nguyễn thanh long nêu rõ.

Liên quan đến phân tuyến trong điều trị, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết sẽ sử dụng Bệnh viện trung ương Huế - nơi đã từng điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 trước đó để phục vụ công tác điều trị trong điều kiện cần thiết.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, công tác phòng, chống dịch Covid-19 không chỉ là trách nhiệm của thành phố Đà Nẵng, tất cả các địa phương khác trên cả nước phải tăng cường kiểm soát dịch bệnh như 3 tháng trước đây. Trong đó, các cơ sở y tế thực hiện nghiêm các quy định phòng hộ, phân luồng cách ly bệnh nhân đến khám, bao gồm cả các phòng khám tư nhân.

Phát huy kinh nghiệm công tác phòng, chống dịch covid-19, đặc biệt xử lý ổ dịch lớn trước đây, phó thủ tướng nêu rõ việc thực hiện 2 mục tiêu: dập dịch nhanh và giữ vững ổn định xã hội. để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, phó thủ tướng vũ đức đam nhấn mạnh vai trò của lực lượng điều tra dịch tễ học bộ y tế, phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an, quân đội để xác định nhanh nhất nguồn lây, truyền bệnh.

Đồng thời, phó thủ tướng đề nghị bộ y tế tăng cường công tác tập huấn, thử nghiệm các kit thử khác nhau do việt nam sản xuất trước đó.

Phó thủ tướng vũ đức đam đề nghị bộ công an rà soát tất cả người nước ngoài; ưu tiên xét nghiệm tìm kháng thể trên những đối tượng này.

Ban chỉ đạo cũng thống nhất đối với những người đi từ đà nẵng trở về từ ngày 1-7 thông báo tới chính quyền địa phương và cơ quan y tế để theo dõi sức khỏe. những đối tượng đi qua các ổ dịch tại đà nẵng cần phải được theo dõi và cách ly tại nhà, lấy mẫu xét nghiệm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/973952/se-xet-nghiem-covid-19-voi-10000-mau-trong-cong-dong-tai-da-nang)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY