Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Sốt Ở Trẻ Em

Nếu là một bậc cha mẹ, hẳn bạn đã từng trải nghiệm việc thức dậy giữa đêm và hoảng hốt khi thấy con mình nóng sốt và đổ mồ hôi. Trán của bé thì rất nóng và bạn biết rằng con mình đang bị sốt. Nhưng bạn không biết làm gì tiếp theo? Đo nhiệt độ hay gọi bác sĩ

Nếu là một bậc cha mẹ, hẳn bạn đã từng trải nghiệm việc thức dậy giữa đêm và hoảng hốt khi thấy con mình nóng sốt và đổ mồ hôi. Trán của bé thì rất nóng và bạn biết rằng con mình đang bị sốt. Nhưng bạn không biết làm gì tiếp theo? Đo nhiệt độ hay gọi bác sĩ?

Dưới đây là một vài kiến thức về Sốt, cách đo nhiệt độ và cách xử lí khi bé bị sốt, và khi nào cần gọi bác sĩ.

Kiến Thức về Sốt

Sốt xảy ra khi bộ chỉnh nhiệt của cơ thể tăng nhiệt độ trên mức bình thường. Bộ chỉnh nhiệt này nằm trong một phần não gọi là vùng dưới đồi (Hypothalamus). Hypothalamus biết rõ nhiệt độ cơ thể bạn cần là bao nhiêu (thường khoảng 37°C) và sẽ gửi tin nhắn đến cơ thể để điều chỉnh theo mức đó.

Phần lớn nhiệt độ của mọi người đều có sự thay đổi nhỏ trong một ngày: nhiệt độ cơ thể thường sẽ thấp hơn nhiệt độ bình thường vào buổi sáng và cao hơn vào buổi chiều. Nhiệt độ cơ thể bé cũng sẽ có sự khác biệt khi trẻ chơi đùa, chạy nhảy hay tập thể dục thể thao. Dù vậy, đôi khi Hypothalamus sẽ “khởi động lại” bằng cách tăng nhiệt độ cơ thể bạn để phản ứng lại sự lấy nhiễm, bệnh tật hay vì một số nguyên nhân khác. Vì sao? Các nhà nghiên cứu cho rằng tăng nhiệt độ là cách để cơ thể chống chọi lại mầm bệnh và biến cơ thể thành nơi cư trú bất tiện cho chúng.

Nguyên nhân của các cơn sốt

Có nhiều nguyên nhân dễ đưa cơ thể bạn vào trạng thái sốt:

    Sự lây nhiễm: phần lớn các cơn sốt là kết quả của việc nhiễm phải một căn bệnh nào đó. Sốt sẽ giúp cơ thể bé chống lại sự lây nhiễm đó bằng cách kích thích cơ chế phòng thủ tự nhiên của cơ thể.

Mặc dù mọc răng có thể là nguyên nhân gây ra sốt, thế nhưng yếu tố này có thể được loại trừ nếu nhiệt độ cơ thể bé cao hơn 37.8°C.

Khi nào sốt là dấu hiệu nghiêm trọng cần được lưu ý?

Bác sĩ ngày xưa thường chỉ điều trị sốt bằng cách hạ nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, bây giờ, hầu hết các bác sĩ đều khuyên rằng nên tập trung vào cả nhiệt độ và thể trạng chung của bé.

Trẻ bị sốt dưới 38.9°C thường không cần dùng Thu*c trừ khi bé quá khó chịu và quấy khóc. Tuy nhiên, có một ngoại lệ trong trường hợp này: nếu trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ cơ thể trên 38°C, bạn phải liên lạc với bác sĩ hoặc đưa bé tới phòng cấp cứu ngay lập tức vì một cơn sốt nhẹ cũng có thể là dấu hiệu nghiêm trọng của sự nhiễm bệnh nào đó ở trẻ nhỏ.

Nếu con bạn ở khoảng 3 tháng tuổi tới 3 tuổi và bị sốt trên 39°C, bạn có thể sẽ cần hỏi ý kiến bác sĩ và miêu tả tình trạng của bé để xem liệu có cần đưa bé tới khám hay không. Với nhưng trẻ lớn hơn, phụ huynh hãy chú ý xem xét thái độ và hành vi của bé. Quan sát cách bé hành động sẽ giúp bạn quyết định được bé có phải đưa đến bác sĩ hay chỉ cần chữa trị tại nhà.

Trẻ có thể không mắc phải bệnh nghiêm trọng nếu bé:

    vẫn năng động, đùa vui.

Và đừng nên lo lắng quá nhiều nếu con bạn không chịu ăn khi bé đang sốt. Đây là một tình trạng hết sức bình thường khi cơ thể bé đang bị lây nhiễm một bệnh nào đó. Nếu trẻ vẫn uống nước và đi ngoài đều đặn, chán ăn không phải là một mối quan ngại lớn.

Liệu có phải bé đang bị sốt?

Một nụ hôn nhẹ vào trán hay đơn giản là một  cái chạm tay cũng đủ để bạn biết con có đang bị sốt hay không. Tuy nhiên, không phải bao giờ những phương pháp này cũng chính xác.

Hãy sử dụng nhiệt kế để kiểm tra xem nhiệt độ con bạn đang ở những giai đoạn nào sau đây:
– Đo ở miệng: 37.5°C
– Đo ở ruột thẳng: 38°C
– Đơ ở dưới cánh tay: 37.2°C

Nên lưu ý rằng độ không phản ánh hoàn toàn việc con bạn có đang bệnh nặng hay ko. Một cơn cảm cúm nhẹ có thể gây ra sốt cao (38.9 – 40). Song một số bệnh nặng lại có thể không đi kèm với bất cứ sự tăng hay hạ nhiệt độ nào ở cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Điều này là do những cơn sốt có thể tăng hoặc giảm, một đứa trẻ có thể bị rùng mình ngay cả ở nhiệt độ cao, lại cũng có thể đổ mồ hôi khi nhiệt độ giảm.

Thỉnh thoảng, trẻ em bị sốt hay thở nhanh và gấp, kèm theo đó là tim có thể đập nhanh hơn bình thường. Bạn nên liên lạc với bác sĩ trong trường hợp con bạn có vấn đề về hô hấp, đặc biệt là khi bé vẫn tiếp tục thở dốc khi cơn sốt đã thuyên giảm.

Gợi ý khi đo nhiệt độ cho bé

Như các bạn cũng đã biết, đo nhiệt độ có thể là một thử thách nếu bé hay ngọ nguậy, cử động. Tuy nhiên đo được nhiệt độ chính xác là điều rất quan trọng vì đó sẽ là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán và có cách chữa trị thích hợp. Những phương pháp được gợi ý sau đây sẽ phù hợp với những nhóm trẻ riêng, tùy thuộc vào độ tuổi và tính cách của từng bé.

Đối với trẻ em dưới 3 tháng tuổi: Bạn có thể lấy số liệu nhiệt độ cơ thể bé một cách chính xác nhất bằng nhiệt kế điện tử. Tuy nhiên, phụ huynh không nên dùng nhiệt kế đo tai đối với các bé thuộc lứa tuổi này vì ống thính của các bé còn rất nhỏ và dễ bị tổn thương.

Đối với trẻ từ 3 tháng tuổi đến 4 tuổi: bạn có thể sử dụng nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ hậu môn và nhiệt kế đo tai để lấy nhiệt độ bên trong ống thính. Bạn cũng có thể đo nhiệt độ vùng nách của bé. Tuy nhiên cách thức này thường kém chính xác hơn.

Đối với trẻ trên 4 tuổi: bạn có thể sử dụng nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ miệng của bé, trong trường hợp bé chịu hợp tác. Tuy nhiên, với trẻ hay ho và thở bằng việc, bé khó có thể giữ yên nhiệt kế trong miệng mình đủ lâu để lấy được kết quả chính xác. Trong trường hợp này, bạn có thể đo nhiệt độ ở tai trong hay ở nách để thay thế.

Bất kể bạn chọn phương pháp đo nào, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

    Không bao giờ đo nhiệt độ ngay sau khi bé vừa tắm hoặc chưa mặc đồ đủ lâu vì điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả đo của nhiệt kế.

Giúp trẻ cảm thấy khỏe hơn khi bị sốt

Không phải cơn sốt nào cũng gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nếu như bé cảm thấy khó chịu và không chịu ăn uống trong suốt thời gian bị sốt, phụ huynh nên có những cách ứng phó phù hợp.

Sau đây là những triệu chứng thường đi kèm với sốt:

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Phụ huynh nên dựa vào các yếu tố như nhiệt độ cơ thể, lứa tuổi và triệu chứng đi kèm để cân nhắc xem trẻ có cần đưa đến bác sĩ hay không. Lập tức đưa trẻ đến bác sĩ nếu con bạn:

    Nhỏ hơn 3 tháng tuổi và hậu môn có nhiệt độ từ 38°C trở lên.

Ngoài ra, phụ huynh vẫn cần đưa con đến bác sĩ trong trường hợp bé có những triệu chứng sau:

    Không thể uống đủ lượng nước quy định.

Gọi cấp cứu nếu con bạn có dấu hiệu:

    Liên tục khóc không ngừng nghỉ

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên hỏi thêm chỉ dẫn chuyên môn của bác sĩ về thời điểm cần thiết để đưa bé tới bệnh viện.

Nguồn: https://bekhoebengoan.net

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d12cb1133308573522892d2)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY