Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tác hại khi uống quá nhiều nước chanh

Nước chanh là loại đồ uống nhiều người yêu thích và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước chanh lại có thể gây hại cho cơ thể. Dưới đây là những tác hại của việc uống quá nhiều nước chanh.
Ợ nóng

uống quá nhiều nước chanh làm tăng nguy cơ bị ợ chua, ợ nóng và trào ngược axít. Nếu bạn bị những bệnh này thì nước chanh có thể làm cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Cần tránh hoặc hạn chế uống nước chanh nếu bạn có độ axít cao.

Loét dạ dày

Nước chanh có tính axít kích thích niêm mạc dạ dày và tăng thêm tình trạng loét. Loét sẽ không khỏi và có thể dẫn tới xuất huyết nội gây ra những cơn đau dữ dội và nhiều biến chứng khác. Những người bị loét dạ dày cần tránh nước chanh.

Khó tiêu và đau dạ dày

Nước chanh đôi khi có thể giúp bạn tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều, axít trong nước chanh kích thích dạ dày gây buồn nôn, đau dạ dày, nôn, trào ngược axít và cảm giác đầy bụng. Để tránh điều này, hãy uống nước chanh sau bữa ăn hoặc pha loãng.

Đi tiểu thường xuyên và mất nước

Chanh rất giàu vitamin C làm tăng sản sinh nước tiểu và tần suất đi tiểu. Uống nhiều nước chanh có thể khiến đi tiểu thường xuyên và lượng nước tiểu nhiều. Điều này có thể dẫn tới mất nước.

Bệnh thận hoặc túi mật

Vỏ chanh chứa oxalate vốn tích tụ để hình thành các tinh thể trong thận và túi mật. Những người bị sỏi thận hoặc sỏi túi mật cần tránh nước chanh vì nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Thận trọng khi sử dụng nước chanh

Không uống nước chanh để điều trị bất cứ bệnh nào mà không có sự tư vấn của bác sĩ. Không uống quá nhiều nước chanh một lúc. Nếu bạn từng bị bất cứ tác dụng phụ nào sau khi uống thì nên ngừng uống ngay lập tức. Không uống nước chanh chỉ để hấp thu vitamin C. Có nhiều nguồn dồi dào vitamin này mà không gây bất cứ tác hại nào.

BS Tuyết Mai

Theo Boldsky

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tac-hai-khi-uong-qua-nhieu-nuoc-chanh-20468.html)

Tin cùng nội dung

  • Hiện tại có loại Thu*c nào có thể ngăn cho việc bị tái lại không? Con tôi ăn uống chung với mẹ thì có bị lây không?
  • BS điều trị của em kêu kiêng ăn các sản phẩm từ sữa, trong khi thầy cô khuyên là uống sữa để giải độc.
  • Nhiều người đau dạ dày khi thức dậy sau bữa nhậu tối hôm trước. Bệnh gõ cửa vì dạ dày không chống đỡ nổi với cáci hóa chất, độc tố... xâm nhập qua đường tiêu hóa.
  • Dưa muối không được đề cao về mặt dinh dưỡng mà chỉ được xem là món tạo cảm giác giúp ngon miệng hơn mà thôi
  • Nếu bé hay đau bụng nên đưa đến cơ sở y tế chẩn khám cẩn thận vì rất có thể bé bị loét dạ dày tá tràng.
  • Tôi và bà xã cùng phát hiện viêm dạ dày và nhiễm HP nhưng điều trị nhiều toa kháng sinh mạnh, sao vẫn không khỏi. Nhờ Mangyte tư vấn làm sao để trị dứt điểm bệnh này? Chúng tôi nghe nói viêm dạ dày nhiễm HP dễ thành ung thư nên lo lắng lắm. Trân trọng cảm ơn. Trần Thành Bảo (Quận 10, TPHCM)
  • Tôi đau dạ dày nhiều năm rồi. Lần này có dịp lên Sài Gòn học, Mangyte chỉ giúp tôi phòng khám uy tín với. Tôi cần chuẩn bị gì khi đi khám bệnh. Cảm ơn Mangyte nhiều nhé. (Nguyễn Thành Tín Trung, Hậu Giang)
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY