Tâm sự hôm nay

Tái cấu trúc Đại học - Cao đẳng: Muộn còn hơn không

Chúng ta vẫn thường nghe khái niệm tái cấu trúc ngân hàng hay tái cấu trúc doanh nghiệp trong bối cảnh tài chính khó khăn...
Chúng ta vẫn thường nghe khái niệm tái cấu trúc ngân hàng hay tái cấu trúc doanh nghiệp trong bối cảnh tài chính khó khăn, doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Để tồn tại và phát triển buộc ngân hàng hay doanh nghiệp cần cấu trúc lại. Đó là điều tất yếu. Và thời gian gần đây, chúng ta lại nghe đến khái niệm cấu trúc lại các trường đại học - cao đẳng (ĐH-CĐ) Việt Nam. Vì sao lại như vậy, phải chăng vì sự phát triển ồ ạt, không cân đối giữa quy mô và chất lượng?

Có một thực tế là chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát triển các trường ĐH-CĐ đến năm 2020, Việt Nam đạt tỉ lệ 450 sinh viên/1vạn dân nhằm đạt chuẩn so với các nước phát triển. Và thực tế, trong khi các trường ĐH-CĐ đang thiếu nguồn tuyển thì vẫn còn một tỉ lệ rất lớn thí sinh không vào học ĐH-CĐ ở Việt Nam. Các chuyên gia giáo dục cho rằng, đó cũng chính là yếu tố cần phân tích sâu để có cái nhìn tổng thể khi cấu trúc lại đại học Việt Nam.

Các trường ĐH-CĐ tuy tên gọi khác nhau, chức năng nhiệm vụ đào tạo khác nhau nhưng lại có rất nhiều chuyên ngành đào tạo giống nhau. Rất nhiều trường cùng được cấp phép mở mã ngành như: kế toán, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng, luật, ngoại ngữ... Do đó là gần như trong cùng một ngành thì hầu hết các trường ĐH-CĐ đều đào tạo. Sự “trăm hoa đua nở” còn được thể hiện ở tầm vĩ mô - tức sự ra đời ĐH-CĐ ồ ạt. Theo tổng hợp và phân tích đánh giá của các chuyên gia giáo dục, từ năm 2000 đến nay - tức chỉ trong vòng 15 năm, số trường ĐH-CĐ ở Việt Nam đã tăng gấp đôi. Đỉnh điểm “bùng nổ” về sự ra đời của các trường ĐH-CĐ rơi vào năm 2006, 2007 với gần 40 trường. Giai đoạn từ năm 2010-2015 tuy có chững lại nhưng cũng tăng gần 100 trường. Hiện cả nước có khoảng 480 trường theo thống kê dựa trên số liệu đăng ký tuyển sinh năm 2015. Thế nhưng, theo các chuyên gia giáo dục, các trường đầu tư cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên mà không tính toán đến đầu vào tức khâu tuyển sinh thì sẽ lãng phí rất lớn cho xã hội. Thậm chí có trường đã phải sa thải đội ngũ giáo viên vì không tuyển sinh được. liên tiếp những mùa tuyển sinh trong nhiều năm qua, các trường ĐH-CĐ phải đứng ngồi không yên bởi câu chuyện khát nguồn tuyển. Nhiều trường đứng trước nguy cơ đóng cửa hay giải thể.

Trước sự khủng hoảng về nguồn tuyển, cơ cấu ngành nghề đang lộn xộn giữa các trường ĐH-CĐ, tình trạng tân cử nhân ra trường thất nghiệp... đã thúc đẩy Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra chủ trương tái cấu trúc hệ thống ĐH-CĐ Việt Nam. Tuy nhiên, cấu trúc như thế nào, lộ trình ra sao thì đến thời điểm này, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa đưa ra được phương án cụ thể.

Phát triển giáo dục Đại học là xu thế tất yếu để xã hội học tập và hội nhập quốc tế. Song, với sự ra đời ồ ạt của các trường ĐH-CĐ, các ngành đào tạo trong khi chất lượng đào tạo không được doanh nghiệp, xã hội thừa nhận; dư thừa nhiều ngành nghề mà xã hội không cần, sự lãng phí về cơ sở vật chất, trong khi nhiều trường ĐH-CĐ đang không có sinh viên để đào tạo. Đó là động lực thôi thúc tái cấu trúc hệ thống ĐH-CĐ Việt Nam. Và cấu trúc như thế nào vẫn cần sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như sự hiến kế của các chuyên gia giáo dục. 

Huỳnh Mai

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tai-cau-truc-dai-hoc-cao-dang-muon-con-hon-khong-20669.html)

Tin cùng nội dung

  • Kính chào Mangyte, Tôi thường cảm thấy mạch đập trong bụng mình giống với nhịp đập của tim, đau đột ngột trong vùng bụng hoặc dưới lưng. Đi khám được chẩn đoán là phình động mạch chủ bụng. Được biết BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức khám và tư vấn miễn phí, kính mong Mangyte cung cấp cho tôi thêm thông tin về chương trình này. Xin chân thành cảm ơn. (Trần Hoài Nam - Tây Ninh)
  • Chào Mangyte, Tôi ở xa lên TPHCM khám bệnh, nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có thay đổi giờ làm việc. Kính mong Mangyte tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Mạnh Tiến - Bình Dương)
  • Mangyte ơi, Tôi nghe nói BV Đại học Y dược đưa vào hoạt động phòng khám huyết học nhưng không biết thông tin cụ thể thế nào. Kính mong Mangyte tư vấn giúp tôi, phòng khám này hoạt động vào thời gian nào và khám cho những đối tượng bệnh lý nào ạ? Xin cảm ơn rất nhiều. (nuhoangbocap...@yahoo.com)
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Tôi muốn xin địa chỉ các phòng khám của BV đại học Y dược TPHCM. Nhờ Mangyte giúp. Xin cảm ơn.
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY