Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Tại sao nên điều trị kiểm soát hen phế quản bằng Thuốc y học cổ truyền?

Hen phế quản là bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp, căn bệnh thường khiến cho người bị henhết sức khổ sở và khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày bởi tình trạng ho, nặng ngực, khò khè, khó thở thậm chí suy hô hấp, ngừng thở khi lên các cơn hen cấp tính. Hen là bệnh mạn tính, việc điều trị cắt cơn hen cấp tính chỉ mang tính “đối phó”, để bệnh ổn định, người bệnh có sinh hoạt, làm việc bình thường thì việc quan trọng phải là điều trị dự phòng.

Điều trị dự phòng bằng y học hiện đại là phối hợp giữa các nhóm Thuốc kháng viêm, giãn phế quản có tác dụng kéo dài và Thuốc chống dị ứng theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài dự phòng bằng y học hiện đại, hiện nay người bệnh thường tìm kiếm các phương pháp điều trị theo y học cổ truyền. Vậy tại sao nên dự phòng hen phế quản theo y học cổ truyền?

Y học cổ truyền dự phòng hen phế quản hiệu quả nhờ tập trung vào căn nguyên sinh bệnh

Hiện nay theo y học hiện đại, điều trị hen phế quản chủ yếu tập chung vào điều trị triệu chứng. Người bệnh cần tránh xa các dị nguyên và các chất kích thích có thể gây ra hen phế quản và sử dụng các Thuốc giãn phế quản dạng hít như corticoid, salbutamol hay các Thuốc kích thích beta 2 có tác động trực tiếp lên đường thở để làm giảm các triệu chứng của cơn hen cấp. Điều trị dự phòng bằng y học hiện đại dùng các Thuốc chống viêm, giãn phế quản có tác dụng kéo dài thường được chỉ định điều trị liên tục, thậm chí duy trì Thuốc suốt đời.

Khác với việc điều trị của y học hiện đại thiên về điều trị triệu chứng, “tại chỗ” thì Đông y lại thiên về điều trị căn nguyên sinh bệnh. Theo Y học cổ truyền thì nguyên nhân sinh ra bệnh hen là do công năng của ba tạng Tỳ - Phế - Thận không được điều hòa và suy yếu mà gây ra. Bởi vậy y học cổ truyền điều trị hen phế quản tập trung vào việc phục hồi, nâng cao và điều hòa công năng 3 tạng này từ đó giúp tăng sức đề kháng, tiêu trừ, giảm ho giảm những cơn hen kịch phát và dần dần ngăn chặn sự tái phát của các cơn hen phế quản. Đặc biệt tác động của Thuốc y học cổ truyền là tác động mang tính tổng thể nên hiệu quả dự phòng bền vững, bệnh không có xu hướng nặng lên.

Các bài Thuốc Đông Y hiệu quả, an toàn, ít tác dụng phụ (ảnh nguồn P/H)

Y học cổ truyền giúp dự phòng hen phế quản hiệu quả nhưng còn nhiều rào cản

Dự phòng hen phế quản bằng Thuốc y học cổ truyền dù khẳng định được hiệu quả, nhưng thực tế tại các bệnh viện hiện nay việc sử dụng y học cổ truyền trong điều trị hen phế quản là quá ít. Ngay cả đến bệnh viện tuyến trung ương quy mô giường bệnh dành cho chuyên khoa y học cổ truyền còn nhỏ nên việc tiếp cận về y học cổ truyền là hạn chế.

Thực tế cũng cho thấy rõ ràng, điều trị y học hiện đại cho tác dụng nhanh hơn, phù hợp mong muốn của người mắc hen suyễnlà mau khỏi để sinh hoạt và lao động. Đa số chỉnhìn thấy hiệu quả trước mắt, chưa thực sự lo lắng về những tác động của tác dụng phụ. Chỉ những người bệnh có niềm tin vào Thuốc và sản phẩm y học cổ truyền mới tự tìm đến khoa khám, chữa bệnh y học cổ truyền trong các bệnh viện.

Một nguyên nhân khác khiến các sản phẩm y học cổ truyền điều trị hen ít có “đất dụng võ” là bởi chất lượng điều trị. Tuy có rất nhiều bài Thuốc cổ phương, gia truyền được ứng dụng trong điều trị hen nhưng để bào chế thành Thuốc y học cổ truyền thành phẩm và được cấp phép lại vô cùng hiếm hoi. Một khi đã được cấp phép là Thuốc điều trị thì sản phẩm đó sẽ phải đảm bảo mọi tiêu chuẩn về hiệu quả điều trị, độ an toàn, kiểm soát độc tính…

Thách thức trong bào chế thành phẩm Thuốc điều trị đảm bảo nghiêm ngặt các quy định của Bộ Y tế

Khó lòng so sánh xưa - nay, nhưng nhìn lại truyền thống, đã có nhiều bậc danh y dành cả đời nghiên cứu và thử nghiệm các loại cây Thuốc, và quan sát đời này qua đời khác để đúc rút ra những phương pháp, kinh nghiệm quý. Có những bài Thuốc cổ phương đã khẳng định được hiệu quả điều trị qua cả nghìn năm lưu truyền nhưng để ứng dụng bài Thuốc đó và bào chế ra các Thuốc y học cổ truyền mà vẫn giữ vững được những giá trị quý giá trong bài Thuốc là điều không hề dễ dàng.

Tham khảo thêm tư vấn chuyên sâu của chuyên gia về nhận biết và điều trị bệnh hen phế quản:

Vấn đề không phải chỉ ở máy móc, thiết bị, dây truyền sản xuất mà chính là ở những người bào chế Thuốc. Ngành dược với đặc thù phức tạp, mỗi một chuyên môn thậm chí phải dành cả đời để nghiên cứu, không phải ai cũng có cơ duyên tìm ra “công thức vàng” giúp những bài Thuốc cổ phương giữ được những tinh hoa quý giá nhất khi được chuyển sang dạng Thuốc thành phẩm.

Nói đơn cử như Thuốc y học cổ truyền được bào chế từ bài Thuốc cổ phương 1500 tuổi “Tiểu thanh long thang” – sản phẩm Thuốc thành phẩm được cấp phép là Thuốc điều trị hen phế quản. Để thành công trong công nghệ bào chế, đơn vị sản xuất đã mất đến gần 10 năm nghiên cứu với sự tham gia của hơn 30 dược sĩ, bác sĩ, chuyên gia về y học cổ truyền. Bài Thuốc “Tiểu thanh long thang” với bề dày lịch sử hơn nghìn năm được ứng dụng trong dân gian để điều trị hen phế quản vẫn tồn tại cho đến hôm nay là một trong những minh chứng rõ ràng nhất về hiệu quả của bài Thuốc. Nhưng để phù hợp với thể trạng của người Việt, bài Thuốc đã phải được nghiên cứu để gia giảm thêm một số vị Thuốc, giúp tăng cường công năng điều trị bệnh, nâng cao thể trạng, tăng miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa cơn hen tái phát trong điều kiện ngày càng khắc nghiệt của môi trường sống.

Bài Thuốc cổ thương “Tiểu thanh long thang” với 1500 năm tuổi đã được công nhận hiệu quả trong điều trị hen phế quản (ảnh nguồn P/H)

Ngay cả khi chế phẩm Thuốc y học cổ truyền trị hen này được cấp phép và lưu hành hơn 15 năm trên thị trường thì vai trò của những người bào chế Thuốc vẫn chưa dừng lại ở đó, một hệ thống nghiên cứu đầy đủ để cải thiện quy trình bào chế, đảm bảo tinh chế được những dược chất quý giá của từng vị Thuốc vẫn đang được cải thiện từng ngày.

Với những tâm huyết đã bỏ ra, những người làm Thuốc y học cổ truyền nói chung vào những người trực tiếp tạo ra Thuốc y học cổ truyền trị hen nói riêng luôn kỳ vọng sẽ đem lại niềm tin cho những bệnh nhân mắc hen phế quản mạn tính; và mở ra tương lai cho Thuốc y học cổ truyền trong công cuộc chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tai-sao-nen-dieu-tri-kiem-soat-hen-phe-quan-bang-thuoc-y-hoc-co-truyen-n160731.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY