Dáng đẹp hôm nay

Tâm lý của người dân thay đổi thế nào khi ở sát khu vực cách ly Covid-19?

GDTĐ - Sau khi KTX sinh viên của Trường đại học Đồng Nai được UBND tỉnh sử dụng làm Khu cách ly tập trung phục vụ phòng, chống dịch COVID-19, cuộc sống của người dân xung quanh khu vực này đã có nhiều thay đổi lớn.

Ký túc xá được sử dụng làm khu cách ly, sinh viên cũng về quê do lịch nghỉ học dài hạn, anh Vũ Ngọc Hoàng, kinh doanh nước giải khát ngay phía trước cổng KTX Trường đại học Đồng Nai cho biết, không còn sinh viên ở ký túc xá, việc kinh doanh trở nên khó khăn hơn rất nhiều, bán chỉ được 20% đến 30% so với ngày thường.

Mở bán chỉ đủ cầm cự, chi trả cho tiền mặt bằng, tiền điện, nước nhưng đành chấp nhận và thông cảm vì đây là dịch bệnh, ảnh hưởng đến tất cả mọi người chứ không riêng gì cá nhân mình. Bản thân anh và gia đình cũng đã chú ý đến việc đảm bảo an toàn hơn khi sống cạnh khu cách ly.

Cũng kinh doanh phía trước cổng KTX Trường đại học Đồng Nai - hiện tại là khu cách ly tập trung phòng, chống Covid-19 tại TP.Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), cô Trần Mỹ Thanh chia sẻ bản thân không hề lo lắng trước dịch bệnh, hoàn toàn tin tưởng vào cách ứng phó và các chỉ đạo từ cơ quan y tế cũng như chính quyền địa phương.

"Mình được khuyến cáo giữ khoảng cách 2m với người nghi nhiễm Covid-19, tuy ở sát khu cách ly nhưng khoảng cách giữa người ở trong và ngoài là rất xa, thêm vào đó, người ra vào cũng được lực lượng công an, dân quân kiểm soát nghiêm ngặt nên mình cũng an tâm phần nào, không hề lo lắng...

Chỉ có vấn đề là kinh doanh khó khăn hơn trước, thu nhập không được bao nhiêu so với thời điểm trước dịch bệnh. Điều thay đổi lớn nhất là mình đã chú ý đến việc vệ sinh nhiều hơn, không chủ quan nữa".

"Việc chống dịch cũng như chống giặc, mình phải đồng lòng để chống dịch, không nên có tâm lý lo lắng, sợ sệt. Các cơ quan, chính phủ đã lo lắng rất nhiều rồi, việc người dân cần làm là đảm bảo an toàn, vệ sinh cá nhân thôi, không cần mình đeo khẩu trang 24/24, nhưng cần phải đeo khi đến nơi công cộng, chú ý rửa tay sát khuẩn khi tiếp xúc với người khác, kể cả những người trong gia đình. Chỉ cần mỗi cá nhân tự ý thức trong việc bảo vệ mình, chắc chắn mình sẽ chiến thắng được dịch bệnh".

Được biết, ngày 19/3 vừa qua, UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản gửi Sở Y tế, Tài chính, Trường Đại học Đồng Nai và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh thực hiện việc sử dụng Khu ký túc xá sinh viên cơ sở 1 của Trường đại học Đồng Nai làm Khu cách ly tập trung.

Khu KTX hiện có 3 dãy nhà 4 tầng (A, B, C) và 1 dãy nhà 5 tầng (D) nằm riêng biệt cách nhau khoảng 20m. Tổng cộng có 236 phòng có thể bố trí được 1 ngàn giường. Mỗi phòng được bố trí 4 giường đôi, 1 quạt trần, có khu vệ sinh cá nhân. Công tác chuẩn bị đã hoàn tất, sẵn sàng để phục vụ cho việc cách ly.

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/tam-ly-cua-nguoi-dan-thay-doi-the-nao-khi-o-sat-khu-vuc-cach-ly-covid-19-20200324155404844.html)

Tin cùng nội dung

  • Khoa tâm lý BV Nhi Đồng 1 tiếp nhận những trẻ có biểu hiện bất thường về thể chất nhưng không tìm thấy nguyên nhân y khoa như: đau bụng, nhức đầu, khó thở...
  • Đi tiểu nhiều lần trong đêm ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ cũng như hoạt động sống của người bệnh.
  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm Thu*c.
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Thay đổi khẩu vị không đúng gây cảm giác đau buồn nôn táo bón giảm nhu cầu ăn uống của trẻ. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu muốn thay đổi khẩu vị cho trẻ.
  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Vị giác có thể phục hồi một phần hay hoàn toàn sau khi ngừng điều trị khoảng 1 năm. Súc miệng bằng nước súc miệng tự pha trước khi ăn giúp tăng vị giác
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY