Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Thai nhi đạp tung bụng mẹ siêu cấp đáng yêu, mẹ bầu nào hẳn cũng nhớ nhất cảm giác hạnh phúc này

Mỗi ngày con còn ở trong bụng, mẹ đều mong ngóng những cú đạp của con.

Vào khoảng từ tuần 16-20, mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm nhận được những cú đạp trong bụng của mình. Ban đầu chỉ là những cú huých nhẹ, dần dần sẽ mạnh hơn, nhiều hơn mỗi ngày. Đặc biệt vào tam cá nguyệt thứ 3, việc ''tập thể dục trong bụng mẹ'' đã trở thành thói quen của bé, còn các mẹ thì ngày nào cũng ngóng không biết bao giờ con mình mới đạp.

Tuỳ vào từng bé mà cú đạp có thể mạnh hay nhẹ nhàng. Trong khi có một vài mẹ cho biết phải nằm thật im mới có cảm giác con đang đạp thì một số mẹ khác than trời khi bé quá khoẻ, ''đạp tung'' cả bụng mẹ khiến chiếc bụng méo mó, thay đổi hình dạng.

Thế nhưng, sự đáng yêu này cũng khiến các mẹ thích thú, mong chờ từng ngày. Thậm chí sau khi sinh bé, đây chính là cảm giác mà các bà mẹ nhớ nhung nhất. Cùng chứng kiến một vài cú đạp bụng mẹ ấn tượng nhất nhé.

Đạp đến nỗi bụng mẹ rung lên bần bật như này cơ mà.

Như một quả núi lửa phun trào.

Tập thể dục thế này thì khoẻ phải biết!

Con đứng được rồi đây mẹ nhìn xem.

Ôi có ai nhìn thấy bàn chân siêu cấp đáng yêu không.

Thử nhảy vài điệu trong bụng mẹ xem sao.

Chỉ cần mẹ nằm xuống hay bố mẹ nói chuyện là em bé lại đạp.

Trông siêu đáng yêu phải không các mẹ? Dưới phần bình luận, hội mẹ bỉm thi nhau chia sẻ: ''Ôi nhớ cảm giác ấy làm sao, mong chờ từng cử động của con để biết là bé đang khoẻ mạnh'', ''Nhớ đêm đang ngủ ngon thì con đạp làm tỉnh giấc, mãi không ngủ lại được nhưng cảm giác ấy thật tuyệt'', ''Yêu quá đi, mình đang mang thai 36 tuần, bé đạp y hệt như vậy'', ''mỗi lần giơ máy lên là con lại không đạp nữa, chứ bình thường đạp dữ dội lắm''...

Tuy rằng nằm trong bụng mẹ rất chật chội và có vẻ như không phù hợp để tập thể dục nhưng những cử động đạp lại vô cùng quan trọng đối với sự phát triển xương và khớp của em bé vì những thai nhi cũng có nhu cầu cần được thư giãn gân cốt bên trong bụng mẹ. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Development, các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Ấn Độ Kanpur và Trinity College Dublin (Ireland) phát hiện ra rằng các em bé chuyển động trong bụng mẹ vì chúng đang cố gắng phát triển xương và khớp khỏe mạnh.

Một nghiên cứu khác cũng được công bố từ năm 2001 trên tạp chí Human Fetal and Neonatal Movement Patterns (Các hình thái vận động của thai nhi và trẻ sơ sinh) đã phát hiện ra rằng khi còn trong bụng mẹ, các bé trai thường vận động nhiều hơn các bé gái, nhất là các vận động ở chân vào các quãng tuần tuổi thứ 20, 34 và 37.

Điều này cũng giải thích cho những chuyển động của bé trong suốt thai kỳ và thường thì các mẹ bầu sẽ cảm nhận được những chuyển động này sớm nhất vào tuần thứ 16, muộn nhất vào tuần 20-21 của thai kỳ.. qua đó ta càng thêm thấy hành trình mang thai mới nhiều điều kì diệu và thiêng liêng làm sao.

https://afamily.vn/thai-nhi-dap-tung-bung-me-sieu-cap-dang-yeu-me-bau-nao-han-cung-nho-nhat-cam-giac-hanh-phuc-nay-20220309102816399.chn
Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/thai-nhi-dap-tung-bung-me-sieu-cap-dang-yeu-me-bau-nao-han-cung-nho-nhat-cam-giac-hanh-phuc-nay-20220309102816399.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tiêm nhầm vắcxin khiến ba trẻ sơ sinh bị Tu vong xảy ra sáng 20/7/2013 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa.
  • Viêm ruột hoại tử là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh non tháng.
  • Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 đến 7 ngày tuổi. Nếu chăm sóc rốn không tốt, có thể gây nhiễm trùng rốn.
  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY