Tâm sự hôm nay

Thay đổi diệu kỳ trên cơ thể bạn gái tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển quan trọng để bé gái vươn mình thành thiếu nữ, tiến dần tới một người phụ nữ trưởng thành.
Tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển quan trọng để bé gái vươn mình thành thiếu nữ, tiến dần tới một người phụ nữ trưởng thành. Giai đoạn này, cơ thể bé có nhiều thay đổi về mặt S*nh l* rất quan trọng. Hãy cùng bé khám phá cơ thể trong giai đoạn dậy thì để những thay đổi ấy không là điều lạ lẫm với bé nhé.

Khi bạn gái dậy thì, sẽ có một bộ phận phải làm việc nhiều gấp đôi những bộ phận khác trong cơ thể, đó là não - bộ máy dậy thì siêu việt và thông minh tuyệt vời. Bước vào tuổi dậy thì, não đột ngột “thức giấc” và quyết định đã đến lúc cơ thể phải thay đổi, tiến gần đến thời kỳ trưởng thành. Đầu tiên, não sẽ sản sinh một vài hóa chất gọi là hormon giải phóng và hormon này có nhiệm vụ gửi tín hiệu tới một bộ phận nhỏ trên não gọi là tuyến yên. Sau khi nhận được tín hiệu từ não, tuyến yên sẽ sản sinh ra hormon kích thích, có nhiệm vụ kích thích buồng trứng của con gái và tinh hoàn của con trai sản xuất hormon giới tính. Những hormon giới tính này được buồng trứng và tinh hoàn tiết ra và là hormon chính chịu trách nhiệm về những thay đổi mà cơ thể phải trải qua.

Trong độ tuổi từ 9-14 tuổi, từ một em gái nhỏ, cơ thể bé bắt đầu có vóc dáng thiếu nữ: cặp vú nhú lên, mông nở nang hơn trước, lớp mỡ dưới da dày lên làm cho cơ thể mềm mại và giàu nữ tính. cơ thể bạn gái trong những năm này có nhiều biến đổi, khi thì thấy mình béo tròn, khi thì mảnh dẻ. Thường đến độ 18 -20 tuổi mới đạt đến hình dáng ổn định theo các đặc tính di truyền.

Sự thay đổi của da diễn ra khá sớm, khoảng 11 hay 12 tuổi, bao gồm sự thay đổi trong kết cấu của da. Khi sờ vào mặt có thể có cảm giác khô ráp hay nhờn. Vùng da trên trán và trên cánh mũi có vẻ sáng hơn do tuyến nhờn bắt đầu sản sinh ra dầu hoặc bã nhờn. Chính lượng dầu quá nhiều trên mặt là nguyên nhân gây ra viêm lỗ chân lông và gây ra mụn trứng cá.

Đến tuổi dậy thì, vú của các bạn gái bắt đầu phát theo kiểu một lớn trước, một theo sau, vì thế bạn gái đừng ngạc nhiên nếu thấy ngực chỉ nhú một bên, chẳng mấy chốc bên kia sẽ đuổi kịp. Dấu hiệu đầu tiên nhận biết sự phát triển của ngực là quầng vú. Đầu tiên, quầng vú dày lên, sẫm lại. Sau đó, bầu vú nhú lên, nhọn nhọn, lớn dần và tròn trịa dần. Trong thời gian này, bạn gái có thể ngứa hoặc đau tức vú một chút. Cặp vú trưởng thành có cấu tạo cơ bản là mỡ. Mỡ có chức năng bảo vệ, đồng thời làm cho cặp vú được mịn màng, hấp dẫn. Bầu vú không có cơ, nhưng nó bám chắc vào cơ ngực ở trên xương sườn. Ngoài ra, nó còn được nâng đỡ bởi các cơ xung quanh và các dây chằng liên kết. Núm vú là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, nhạy cảm với kích thích. Bên trong vú là tuyến sữa. Khi bạn gái dậy thì, hệ thống tạo sữa bắt đầu phát triển nhưng chưa sản xuất sữa. Các tuyến sữa phát triển, lớp mỡ ngực dày lên làm cho đôi vú nhú lên và ngày càng đầy đặn.

Trong thời kỳ dậy thì, cơ quan Sinh d*c bạn gái phát triển mạnh. Tất cả các bộ phận như: môi lớn, môi nhỏ, âm vật, *m đ*o của đều lớn lên, lông mu mọc xung quanh âm hộ và màu sắc âm hộ sẫm hơn trước. Bên trong cơ thể, *m đ*o, tử cung cũng phát triển. Hai buồng trứng bắt đầu thực hiện chức năng tiết hormon Sinh d*c và phóng noãn (rụng trứng). Hiện tượng kinh nguyệt là quá trình S*nh l* bình thường - dấu hiệu chứng tỏ bạn gái đã bắt đầu rụng trứng, có khả năng thụ thai và sinh con. Bạn gái có thể thấy kinh từ năm 10 tuổi và cũng có bạn đến năm 17, 18 tuổi. Chỉ khi đã 18 tuổi mà không thấy kinh nguyệt thì mới đáng lo và cần đi khám để bác sĩ kiểm tra.

Trong những ngày hành kinh, một số bạn gái có cảm giác khó chịu, căng tức ngực và nặng phần bụng dưới, đau bụng, đau lưng...; tâm lý nôn nóng, dễ nổi cáu, giảm tập trung, dễ thay đổi cảm xúc... Đây cũng là hiện tượng thường gặp được gọi là “Hội chứng căng thẳng trước kỳ kinh” và nó sẽ tự chấm dứt khi các bạn sạch kinh.

Khi dậy thì, cơ thể bạn gái tiết ra một lượng nhỏ hormon nam và khi lượng hormon này tích tụ đến một mức độ nhất định sẽ khiến lông bắt đầu phát triển, kéo theo sự xuất hiện của tuyến mồ hôi đặc biệt ở nách, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Những tuyến này sản xuất một loại dầu đặc biệt có mùi khác với mùi mồ hôi. Lông trên cơ thể bắt đầu thấm đẫm mồ hồi. Vi khuẩn trên da bắt đầu thấy thoải mái và lập tức nhân rộng ra. Vi khuẩn, mồ hôi và dầu kết hợp với nhau tạo ra mùi cơ thể. Vì vậy các bạn gái hãy chăm sóc vệ sinh cơ thể mình kỹ càng hơn ở tuổi dậy thì nhé.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thay-doi-dieu-ky-tren-co-the-ban-gai-tuoi-day-thi-12122.html)

Tin cùng nội dung

  • Em đi siêu âm thì được biết em bị sỏi thận phải 14mm.Em muốn hỏi thêm BS tán sỏi ngoài cơ thể có phải nằm viện điều trị không? Mức độ nguy hiểm và chi phí cho 1 ca tán sỏi là bao nhiêu? Em cám ơn BS! (Tran Yen)
  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm Thu*c.
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Thay đổi khẩu vị không đúng gây cảm giác đau buồn nôn táo bón giảm nhu cầu ăn uống của trẻ. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu muốn thay đổi khẩu vị cho trẻ.
  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Vị giác có thể phục hồi một phần hay hoàn toàn sau khi ngừng điều trị khoảng 1 năm. Súc miệng bằng nước súc miệng tự pha trước khi ăn giúp tăng vị giác
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.