Tình yêu và giới tính hôm nay

Thông điệp “dậy sóng” của một bà mẹ: “Con tôi không phải chia sẻ gì với con của bạn”

(MangYTe) - Bài đăng của Alanya Kolberg, một bà mẹ trên mạng xã hội Facebook đã được chia sẻ hơn 225.000 lần tại thời điểm viết. Trong bài đăng của mình, bà mẹ này kể lại một sự việc gần đây liên quan đến con trai Carson tại công viên và khẳng định rằng con mình không bắt buộc phải chia sẻ đồ chơi với những đứa trẻ khác.

Kolberg viết, ngay khi hai mẹ con đến công viên: “Đã có ít nhất 6 đứa trẻ tiếp cận Carson, tất cả cùng một lúc yêu cầu Carson chia sẻ đồ chơi biến hình, hình Minecraft và xe tải. Thằng bé rõ ràng là bị quá tải và ghì chặt đồ chơi vào ngực khi các trẻ khác cố giằng lấy. Thằng bé nhìn tôi”.

Đó là khi người mẹ nói với con trai mình rằng cậu bé có thể nói “không” với những đứa trẻ khác.

“Tất nhiên ngay khi thằng bé nói không, những đứa trẻ khác chạy đến chỗ tôi mách rằng con tôi không chia sẻ. Tôi nói, bạn ấy không buộc phải chia sẻ với cháu. Bạn ấy nói không. Nếu muốn chia sẻ, bạn ấy sẽ làm”, Kolberg viết.

Những lời nói của người mẹ nhận được cái nhìn khinh khỉnh của những bậc cha mẹ khác. Nhưng Kolberg lý giải suy nghĩ của mình: “Nếu tôi, một người lớn, đang đi vào công viên và ăn một cái sandwich, tôi có buộc phải chia sẻ cái bánh với những người lạ trong công viên không? Không!”. 

Bà mẹ viết tiếp: “Cho nên, trong khi các bạn ném vào tôi cái nhìn khinh khỉnh, cứ đặt giả thuyết rằng bạn cho tôi và con trai tôi là thô lỗ, ai mới là người đang không cư xử đúng đây? Người lưỡng lự trước việc chia sẻ 3 món đồ chơi của mình với 6 người lạ, hay 6 người lạ đang đòi được chia sẻ những thứ không thuộc về mình, trong khi rõ ràng người sở hữu những món đồ đó không thoải mái?

Mục tiêu là dạy các con chúng ta làm sao để cư xử như người lớn. Tôi biết có vài người lớn rõ ràng là không bao giờ học cách chia sẻ khi còn là trẻ con, tôi còn biết nhiều hơn những người không biết cách nói không với người khác, hay không biết cách tạo ranh giới, hay cách quan tâm đến bản thân mình. Kể cả tôi.

Lần tới khi những đứa con của các bạn chạy tới bên bạn, tỏ vẻ thất vọng vì một đứa trẻ khác không chia sẻ, làm ơn nhớ rằng chúng ta đang sống trong một thế giới mà chẳng có lợi lộc gì nếu từ bỏ mọi điều mình có cho người khác chỉ vì họ yêu cầu thế, và tôi sẽ không dạy con mình làm thế là hiệu quả đâu”.

Không ít bà mẹ tán thành quan điểm của Kolberg. Một bà mẹ 3 con nói:

“Tôi thường nghĩ thật kỳ lạ khi chúng ta ép các con chia sẻ, trong khi, người lớn đâu có sẵn sàng chia sẻ mọi thứ với người khác. Ví dụ, tôi có buộc phải để cho một bà mẹ khác tôi không quen biết dùng điện thoại của mình ở công viên không? Hay thử dùng son của tôi? Tất nhiên là không. Tôi cũng đồng ý rằng việc vạch rõ giới hạn rất quan trọng, nhưng bài học này không dễ học, tôi gần 40 rồi mà vẫn còn đang phải học. 

Điều đáng chú ý là tôi muốn con mình học cách chia sẻ với nhau trong chính ngôi nhà của chúng. Nhưng ngoài phạm vi gia đình, và trong trường hợp người lạ ở công viên, tôi đứng về phía Kolberg!”.

Các bình luận trên bài viết của Kolberg cũng hình thành những ý kiến trái chiều:

- "Những người lớn biện hộ cho những đứa trẻ chạy đến chỗ trẻ khác hỏi/ cầu xin/ yêu cầu chúng chia sẻ đồ chơi mới là có vấn đề. Trẻ em được phép mang đồ chơi đến công viên. Trẻ em không phải chia sẻ với những đứa trẻ khác. Trẻ em không nên mong mọi người chia sẻ mọi thứ với chúng. Nghĩ khác đi là sai". 

- “Tôi chỉ hy vọng rằng con bạn cũng được dạy rằng những đứa trẻ khác cũng có ranh giới của chúng. Chúng cũng có thể nói không nếu con bạn muốn chơi với đồ chơi của chúng vào một thời điểm nào đó trong tương lai, còn tất nhiên con không buộc phải chia sẻ”.

Cũng có ý kiến gay gắt cho rằng chẳng hiểu sao phụ huynh lại nghĩ dạy con như vậy là đúng. Một đứa trẻ nếu không sẵn sàng chia sẻ với bất cứ ai thì sẽ chẳng có ai muốn chơi với chúng.

Còn bạn, bạn nghĩ sao về điều này?

Huyền Anh

Theo Parents

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/thong-diep-day-song-cua-mot-ba-me-con-toi-khong-phai-chia-se-gi-voi-con-cua-ban-20200102111322251.htm)

Tin cùng nội dung

  • Sau những ồn ào của ngành Y, trên FB nhiều người rất chú ý tới những bài viết của Bác sĩ Ngô Đức Hùng, công tác tại Đại học Y Hà Nội. Qua đó, mọi người hiểu hơn về những công việc của nghề y. Chúng tôi xin đăng bài viết này như một góc nhìn khác của người trong cuộc…
  • Khi TS. Ngô Kim Chung - nguyên Giám đốc Bệnh viện 175 TP. Hồ Chí Minh trao đổi cùng tôi về những trường hợp tai biến sản khoa gần đây, ông kể: “Hồi còn làm việc ở Bệnh viện Việt Đức, thời gian đó có nhiều tai biến phẫu thuật, thầy Tôn Thất Tùng đã từng than thở: série noire (loạt đen)”.
  • Và sau 1 năm điều trị, hôm nay tôi cầm bút viết bài viết này từ cảm nhận của một bệnh nhân xin được nói lời cảm ơn đến những người thầy Thuốc có tâm trong sáng và làm việc thiết thực đem lại niềm hy vọng sống cho người bệnh.
  • “Cho đến bây giờ, nếu anh Thanh chưa nói ra thì em chưa tin đó là sự thật. Dù sao em vẫn tin và hy vọng tình yêu của anh ấy dành cho em là có thật” – những bộc bạch của của cô gái khiếm thị Nguyễn Như Đào - nhân vật trong chương trình Điều ước thứ 7 trao đổi với PV.
  • Tôi tin là bộ trưởng đã vi hành đến các khoa ung bướu ở khắp đất nước và hiểu điều tôi nói. Sự bất công trong tiếp cận điều trị ung thư, thăm khám y tế luôn xảy ra ở nước nghèo, đang phát triển không chỉ ở Việt Nam. Nỗi đau và bi kịch xảy ra hàng giờ, hàng phút ...
  • Báo SKĐS đã nhận được lá thư của bà T.V.A - vợ bác sĩ L.Q.V liên quan tới vụ việc “bị bắt tại nhà nghỉ” đăng trên một số tờ báo vừa qua.
  • Đọc lá thư, ban biên tập cũng cảm thấy xúc động trước những nét chữ run rẩy, nhiều câu từ còn ngô nghê của một người dân tộc đã có tuổi. Ông đã nhiều lần nhắc tới hai từ “cảm ơn” các bác sĩ, cảm ơn “bác sĩ Bộ Trưởng”.
  • Người ta cũng không còn lạ lẫm với những tiếng khóc than thảm thiết của một cô gái tuổi đời còn rất trẻ, phải mang trong mình căn bệnh suy thận giai đoạn cuối.
  • (Mangyte) - Tuổi này hầu hết bọn trẻ muốn thoát ra khỏi sự bao bọc của cha mẹ và bắt chước người lớn, tự hình thành một góc riêng, tiêu chuẩn, lối sống riêng cho mình.
  • Nấp dưới gầm bàn nhìn cô giáo dạy con tự kỷ kiểu phát xít, chị Ninh không nhịn được đã bế con về. Từ giây phút ấy, chị biết chính mình sẽ phải là người cứu con.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY