Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Thuốc nào giảm trào ngược dạ dày-thực quản?

Tôi năm nay 32 tuổi, thời gian vừa qua xuất hiện đau và nóng rát vùng thượng vị, chủ yếu xuất hiện sau khi ăn, đi khám được bác sĩ chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản – viêm thực quản độ B do trào ngược.

Tôi xin hỏi hiện nay có Thuốc nào uống để làm giảm tác động của dịch lên thực quản không, vì theo tôi được biết nếu cứ để viêm thực quản kéo dài có thể dẫn tới ung thư thực quản. Trần Văn Thoan (Quảng Ninh)

Trả lời: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một vấn đề lâm sàng rất thường gặp, đó là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên các chất từ dạ dày lên thực quản, bệnh không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà còn có nguy cơ gây ra những biến chứng nặng nề như loét, hẹp, chảy máu thực quản, thậm chí dẫn tới ung thư. Chính vì vậy có rất nhiều nghiên cứu với nhiều Thuốc ra đời nhằm điều trị nguyên nhân, điều trị triệu chứng, điều trị biến chứng, tuy nhiên hiện nay điều trị triệt để trào ngược dạ dày thực quản vẫn là vấn đề còn nan giải. Hiện nay có một số Thuốc sau được đưa vào điều trị nhằm giảm tác động có hại của trào ngược:

Các Thuốc tạo màng ngăn dạ dày - thực quản:

- Alginat (biệt dược gaviscon, topaal): acid alginic khi tiếp xúc với HCl sẽ tạo thành một lớp bọt nổi lên trên dịch vị. Trong trường hợp trào ngược nhờ lớp gel này sẽ bảo vệ cho niêm mạc thực quản khỏi bị tác động của acid dạ dày. Có thể uống sau mỗi bữa ăn và trước lúc đi ngủ.

- Dimeticol (gel polysilan) là một chất bảo vệ niêm mạc tương tự như trên.

Nhóm Thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc: Sucralfat gắn với protein tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày thực quản chống lại các tác nhân từ dạ dày. Thường chỉ định sucralfat trong các trường hợp bệnh trào ngược từ vừa đến nặng. Sucralfat dạng viên nén hoặc gói ngũ dịch 1g, uống trước bữa ăn và lúc đi ngủ, tránh dùng antacid hoặc kháng histamin H2 khoảng 30 phút trước hoặc sau khi uống sucralfat.

Đặc biệt, bên cạnh việc dùng Thuốc thì việc duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý sẽ góp phần quan trọng trong việc điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, mỗi bữa không nên ăn quá nhiều, nên ăn làm nhiều bữa, 4 - 5 bữa mỗi ngày, mỗi bữa ăn ít một; không nên ăn chất lỏng, nên ăn đặc, khô; sau khi ăn không nên nằm nhiều, ngồi ở tư thế cúi ra phía trước... nằm ngủ ở tư thế đầu cao...

Nên bỏ hẳn một số thức ăn làm giảm trương lực cơ vòng: sôcôla, Thuốc lá, cà phê, chất mỡ, nước khoáng có ga; Ăn chậm, nhai nát kỹ, tránh nuốt hơi vào dạ dày; không được dùng một số Thuốc làm giảm trương lực cơ vòng dưới thực quản như estrogen, progesteron, anticholinergic, barbituric, ức chế calci, diazepam, theophylin. Chỉ phẫu thuật khi điều trị nội khoa không khỏi và khi có biến chứng nặng nề.

Theo ThS. Nguyễn Bạch Đằng (Sức khoẻ & Đời sống)

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/suc-khoe/thuoc-nao-giam-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-2009061803156438.htm)

Tin cùng nội dung

  • Em bi đau dạ dày và phải thường xuyên đến phòng khám tư để điều trị. BS ở đây tư vấn cho em nên đi kiểm tra lại và làm thổi bong bóng. Em không hiểu thổi bong bóng là gì và chi phí khoảng bao nhiêu nếu em đi khám tại BV ĐH Y Dược TP.HCM?
  • Mangyte cho em hỏi, chi phí nội soi ở cổ và dạ dày là bao nhiêu tiền ạ? Cảm ơn Mangyte. (Đình Phi - quận 12, TPHCM)
  • Xin chào Mangyte, Tôi đang tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ dạ dày để giảm béo. Nhưng tôi không biết bệnh viện nào uy tín ở TPHCM có tiến hành loại phẫu thuật này? Tôi mong tìm được bệnh viện và bác sĩ giỏi. Xin bác sĩ vui lòng chỉ giúp dùm tôi. Cám ơn Mangyte! (Tâm - Q. Phú Nhuận)
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY