Tin tức hôm nay

Tin tức

“Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em-Những lưu ý quan trọng”

Ngày 18/2, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm “Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em-Những lưu ý quan trọng”, với sự tham gia của các vị khách mời là các bác sĩ, các chuyên gia y tế, gồm PGS, TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; PGS, TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương; PGS, TS, BS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh).

Việc thực hiện thành công chiến lược vaccine đi sau về trước, với chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay đã giúp việt nam ứng phó, kiềm chế, kiểm soát được dịch bệnh, từng bước chuyển sang trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch covid-19. có thể nói, đến nay, hầu hết các hoạt động kinh tế-xã hội trên cả nước đã từng bước trở lại trạng thái bình thường mới khi những biện pháp hạn chế, kiểm soát đi lại được dỡ bỏ. tuy nhiên, để cả nước thực sự chuyển sang trạng thái bình thường mới, thì việc hoàn thành tiêm chủng cho hơn 10 triệu trẻ em từ 5 đến 11 tuổi, giống như những mảnh ghép cuối cùng, rất quan trọng.

Tiêm chủng đem lại lợi ích lớn

Tiêm chủng lợi ích lớn gấp nhiều lần so với rủi ro khi không tiêm. Các bậc phụ huynh không phải đắn đo nhiều và nên lựa chọn tiêm cho các cháu. Bởi xét từ góc độ thương con thì phải bảo vệ con tốt hơn, thương con thì phải tránh rủi ro cho con nhiều hơn chứ không phải tước bỏ quyền được tiêm của con mình. Nhìn từ góc độ quyền của trẻ em, đây là quyền được tiêm chủng, quyền không bị lây nhiễm bệnh tật. Nếu chúng ta không ủng hộ việc tiêm chủng là chúng ta tước bỏ quyền được tiêm chủng của trẻ em.

Tại cuộc tọa đàm này, chúng ta được lắng nghe các ý kiến chuyên gia là những người không chỉ hiểu rất sâu về lĩnh vực này mà còn đang hằng ngày, hằng giờ điều trị cho trẻ em, đặc biệt là những trẻ em bị covid-19 và những trẻ em bị ảnh hưởng bởi covid-19. đây là những ý kiến đó là rất khách quan, trung thực, dựa trên những chứng cứ, số liệu thực tế. đó là những số liệu và ý kiến rất đáng tin cậy.

Theo PGS, TS, BS Nguyễn Thanh Hùng, tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi là việc hết sức cần thiết, mang lại nhiều lợi ích để bảo vệ các cháu hơn là tác hại. Chúng ta cần tư vấn cho các bố mẹ còn băn khoăn hiểu về lợi ích, lợi ích nhiều hơn nguy cơ. Nguy cơ chúng ta sẽ giảm thiểu hết mức nếu chúng ta tổ chức chu đáo, theo dõi và xử lý kịp thời những tác dụng phụ có thể xảy ra. Việc chích ngừa vaccine cho trẻ là xu hướng toàn cầu. Các quốc gia khác còn đang nghiên cứu tiêm vaccine cho trẻ dưới 5 tuổi, từ 6 tháng trở lại. Vì vậy, để bảo vệ trẻ, phụ huynh nên sớm đồng ý cho các cháu tiêm. Nếu không các cháu sẽ là đối tượng yếu nhất, dễ nhiễm nhất. Nếu các cháu được tiêm thì cộng đồng trong trường học, trong xã hội sẽ an toàn hơn nhiều. Vì vậy mong rằng các vị phụ huynh sẽ ủng hộ cho chương trình này, vì lợi ích an toàn cho các cháu. Ngành y tế sẽ tổ chức chương trình tiêm an toàn, tốt nhất để bảo vệ các cháu.

Trong xu hướng tới đây, tổ chức y tế thế giới (who) rất mong muốn chúng ta phủ được rộng hơn nữa ở nhóm tuổi thấp hơn nữa, nếu như có các nghiên cứu của các nhà sản xuất đưa ra các vaccine ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi. bởi vì đây thực sự là nhóm trẻ yếu thế, hệ thống miễn dịch chưa đầy đủ. biến chủng mới chúng ta cũng chưa xác định rõ là như thế nào. do vậy, hy vọng rằng các nhà khoa học tìm hiểu để có thể tìm ra thêm những chế phẩm vaccine dành cho trẻ dưới 5 tuổi, tương tự như vaccine sởi bắt đầu chúng ta tiêm từ 9 tháng tuổi. trẻ em được quyền hưởng những thành quả của khoa học, thành quả của nghiên cứu, xuất phát từ thực tế. do đó các ông bố bà mẹ nên cho con mình có cơ hội để phòng, chống dịch bệnh và nếu không may mắc, thì sẽ không chuyển nặng và đặc biệt là không dẫn đến tình trạng t* vong. đây là điều mà với tư cách của một bác sĩ nhi khoa, ts trần minh điển khuyên các ông bố bà mẹ như vậy...

Pgs, ts, bs nguyễn thanh hùng cho rằng, để tiêm cho trẻ em thì kế hoạch tiêm phải kỹ càng, thận trọng, chu đáo, trước hết phải tạo sự đồng thuận cho các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo và học sinh; thấy rõ lợi ích của tiêm vaccine cao hơn nhiều so với không tiêm để lại những biến chứng khi mắc covid-19 rất nguy hiểm. chỉ còn 10% trẻ chưa tiêm sẽ trở thành yếu thế và nguy cơ mắc covid-19 rất cao. do đó phải giải thích cụ thể cho phụ huynh yên tâm và có kế hoạch tiêm cụ thể, thận trọng.

Tập huấn kỹ lưỡng khi tiêm

Theo pgs, ts dương thị hồng, từ kinh nghiệm triển khai chiến dịch tiêm chủng trong năm 2021 của chúng ta với 190 triệu liều vaccine đã được triển khai và đặc biệt là trong quý iv/2021, chúng ta đã triển khai cho nhóm đối tượng trẻ em là các cháu từ 12 cho đến dưới 18 tuổi. một nội dung hết sức quan trọng là công tác triển khai cho nhóm trẻ em này như thế nào. quá trình triển khai công tác tiêm chủng cho trẻ em, chúng tôi ghi nhận sự tham gia hỗ trợ tích cực của ngành giáo dục vì đây là đối tượng khác đối tượng người lớn…

Đối với mỗi nhóm tuổi sẽ có từng loại vaccine khác nhau, đặc biệt là tới đây chúng ta tiêm cho trẻ em từ 5 cho đến 11 tuổi, chúng ta sử dụng vaccine do hãng pfizer biontech sản xuất, tuy nhiên hàm lượng kháng nguyên hoàn toàn khác với vaccine chúng ta đã tiêm cho lứa tuổi trẻ từ 12 cho tới 17 tuổi, tương đương như người lớn. hàm lượng vaccine ở đây chỉ bằng 1/3 hàm lượng kháng nguyên so với lứa tuổi lớn hơn và cách thức triển khai, pha vaccine, đóng lọ và số liều vaccine trong một lọ tới đây chúng tôi cũng sẽ phải tập huấn rất kỹ lưỡng. có sự khác so với lọ vaccine chúng ta tiêm cho trẻ lớn.

Một nội dung nữa, khi triển khai công tác tiêm chủng thì bao giờ cũng song song với công tác hướng dẫn, xử trí các phản ứng nặng sau tiêm. Một trong những nội dung đó chính là các chuyên gia nhi khoa phải hướng dẫn cán bộ làm y tế dự phòng, cán bộ y tế xã, huyện nhận định được thế nào là dấu hiệu bất thường của phản ứng sau tiêm liên quan đến nhóm tuổi trẻ. Đặc biệt tới đây là trẻ nhỏ lắm. Các chuyên gia y khoa cũng hiểu việc theo dõi phản ứng ở các cháu bé khó hơn lứa tuổi vừa rồi tiêm. Các cháu không giao tiếp được nhiều, nhiều khi các cháu bé quá nên bỏ qua triệu chứng đáng ra cần phát hiện sớm. Tới đây, chương trình tiêm chủng mở rộng, rất mong các cán bộ y tế tiêm chủng chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn cho các thầy, các cô, cha mẹ, cộng đồng chịu khó chăm sóc các bé sau khi tiêm, phát hiện những triệu chứng cần xử lý kịp thời để tránh rủi ro đáng tiếc.

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cũng một lần nữa đề nghị các chuyên gia nhi khoa xem xét lại hướng dẫn cán bộ y tế khám sàng lọc cho các bé trước khi tiêm chủng để chúng ta có được một buổi tiêm chủng thực sự an toàn. Đối với các cháu bị bệnh lý mãn tính, bệnh lý nền thì trong chiến dịch tiêm cho trẻ lớn, chúng ta cũng được các bệnh viện nhi, các bệnh viện tuyến huyện chia sẻ gánh nặng với cán bộ y tế xã để các cháu đó được tiêm chủng tại bệnh viện. Qua đó, chúng ta phòng, chống được bệnh Covid-19 cho chính những cháu rất dễ mắc thì bệnh nặng hơn…

Mặc dù kinh nghiệm đã có nhưng đối với trẻ em từ 5-11 tuổi đây là một vaccine mới. và cán bộ y tế cũng phải học nghiêm túc, tập huấn lại để có thao tác thực hành tiêm chủng an toàn, xử trí phản ứng sau tiêm. viện cũng sẽ tiếp tục báo cáo với bộ y tế và duy trì cách thức tổ chức như các chiến dịch trước, đặc biệt là công tác cấp cứu và xử trí phản ứng sau tiêm. công tác trực cấp cứu 24/24 giờ sau những đợt tiêm chủng là vô cùng quan trọng. còn việc cung ứng vaccine thì chương trình tiêm chủng mở rộng sẽ cố gắng bảo đảm cung ứng vaccine với chất lượng bảo đảm nhất tới tất cả các điểm tiêm chủng trên toàn quốc…

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/tiem-vaccine-covid-19-cho-tre-em-nhung-luu-y-quan-trong-686230/)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY