Tiếp cận bệnh nhân, dự phòng và các triệu chứng hôm nay

Tiếp cận bệnh nhân mệt nhọc

Hội chứng mệt nhọc mạn tính không phải là bệnh đồng nhất và không có một cơ chế sinh bệnh duy nhất. Không có phát hiện thực thể hoặc test ở labô nào có thể xác minh chẩn đoán về hội chứng này.

Mệt nhọc là một trong các triệu chứng trường gặp nhất đối mặt với người hành nghề ở phòng khám. Tại các khung cảnh chăm sóc bước đầu, mệt nhọc như một triệu chứng tách biệt hoặc chẩn đoán chiếm 1- 3% các lần thăm bệnh của thầy Thu*c đa khoa. Các triệu chứng mệt nhọc có thể kém được xác định rõ hoặc do các bệnh nhân giải thích hơn là các triệu chứng liên kết với các chức năng chuyên biệt như là sốt hoặc khó thở. Mệt nhọc hoặc mỏi mệt và những điều than phiền có liên quan chặt chẽ về yếu đuối, mệt đờ và uể oải rất thường được giải thích dễ dàng bằng các nhân tố thông thường nhự tập luyện quá mức, các điều kiện vật chất kém, nghỉ ngơi không đầy đủ, béo phì, kém nuôi dưỡng, stress và các vấn đề cảm xúc. Hỏi kỹ về cuộc sống hàng ngày và các thói quen làm việc của bệnh nhân có thể loại bỏ nhu cầu nghiên cứu chẩn đoán rộng rãi và vô ích.

Các bệnh quan trọng có thể gây mệt nhọc bao gồm các rối loạn nội tiết như là cường giáp trạng hoặc suy giáp trạng, bệnh tim (suy tim xung huyết), các nhiễm khuẩn (viêm màng trong tim, viêm gan), các rối loạn hô hấp (bệnh phổi mạn tính do nghề nghiệp/ngừng thở khi ngủ), thiếu máu, các bệnh viêm - hư khớp và các rối loạn liên quan, ung thư, nghiện rượu, tác dụng phụ của Thu*c như Thu*c an thần, chặn bêta, và các bệnh tâm lý như mất ngủ, chán nản, và rối loạn về phát triển thân thể.

Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây đề xuất rằng các rối loạn tâm thần có thể có liên quan trong gần 50% các trường hợp.

Trong một nghiên cứu bốn cộng đồng gần 40.000 cá nhân, tỷ lệ thời gian cuộc đời bị mệt nhọc có ý nghĩa (kéo dài ít nhất 2 tuần) đã là 24%. Theo như báo cáo, mệt rìhộc thường là do các nguyên nhân không rõ nhiều hơn hoặc do đau yếu tâm thần nhiều hơn là đau yểu thể chất, thương tích, Thu*c men, M* t*y và rượu. Các rối loạn tâm thần liên quan với mệt nhọc bao gồm chán nản, rối loạn ước muốn, các rối loạn hình dạng thể chất, cơn hoảng sợ và lạm dụng rượu.

Hội chứng mệt nhọc mạn tính

Hội chứng mệt nhọc mạn tính gần đây được chú ý đến nhiều. Một bảng xác định trường hợp có thể chấp nhận về hội chứng này đã được xây dựng vào năm 1988. Hội chứng mệt nhọc mạn tính không phải là bệnh đồng nhất và không có một cơ chế sinh bệnh duy nhất. Không có phát hiện thực thể hoặc test ở labô nào có thể xác minh chẩn đoán về hội chứng này.

Một nghiên cứu mởi đây nêu vấn đề liệu có một số trường hợp của hội chứng mệt nhọc mạn tính có thể được gây ra do một quá trinh viêm mạn tính có sự điều chỉnh miễn dịch học của hệ thần kinh trung ương không. Nghiên cứu đã thấy các tỷ suất tế bào T CD4: CD8 cáo hơn so với trong số các đối chứng so sánh; các phát hiện bằng hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) não thường thấy hơn về các khu vực dưới vỏ, lốm đốm có cường độ báo hiệu cao, gợi ý về phù nề hoặc mất myelin; và các nuôi cấy tế bào lyrhpho cho thấy sự tái tạo tích cực virus herpes - 6 của người nhiều hơn. Tuy nhiên, phát hiện tái tạo tích cực của virus herpes - 6 của người có lẽ biểu thị sự khôi phục hoạt động của nhiễm khuẩn tiềm tàng nhiều hơn là nhiễm khuẩn bước đầu.

Hội chứng này có vẻ không có liên quan với nhiễm virus Epstein - Barr mạn tính hoặc nhiễm nấm mạn tính; một số trưòng hợp bệnh Lyme cổ thể là tương tự về mặt lâm sàng.

Một nhóm bác sĩ trong hội đồng năm 1991 của Viện y học Quốc gia đã khuyến nghị một bảng tiêu chuẩn các test la bô cho lần thăm khám bệnh nhân đầu tiên, bao gồm đếm máu toàn bộ có dịch chuyển công thức máu, tốc độ lắng hồng cầu, các phản ứng hóa học huyết thanh (các điện giải, nitơ - urê - huyết, glucose, creatinin, calci, các test chức năng tuyến giáp), các kháng thể kháng nhân, phân tích nước tiểu, test tuberculih ở da, và các bản câu hỏi kiểm tra về các rối loạn tâm thần. Các test khác phải thực hiện theo chỉ định lâm sàng là cortisol huyết thanh, yếu tố dạng thấp, các mức độ globulin miễn dịch, xét nghiệm huyết thanh học bệnh Lyme ở các vùng lưu hành và các test kháng thể HIV. Đây có vẻ là một chiến lược chẩn đoán hợp lý hơn là việc thử nghiệm rộng rãi hơn mà các bác sĩ khác đã khuyến nghị. Các kháng thể của virus Epstein - Barr không có ích lợi trong đánh giá các bệnh nhân bị mệt nhọc mạn tính.

Nhiều cách điều trị đã được thử dùng. Acyclovir có vẻ không cải thiện các triệu chứng, nystatin uống hoặc đặt *m đ*o cũng vậy. Có một tỷ lệ phổ biến hơn về các chẩn đoán tâm thần trước kia và hiện nay ở những bệnh nhân có hội chứng nặng. Các rối loạn cảm xúc đặc biệt là thường thấy. Trong mọi trường hợp, phải khuyến khích bệnh nhân rèn luyện thân thể và tham gia vào các hoạt động cuộc sống ở mức độ có thể và yên tâm ràng sớm hay muộn phần lớn các trường hợp đều có thể khỏi hoàn toàn.

Bảng. Xác định hội chúng mệt nhọc mạn tính - (HMM)

Một trường hợp của hội chứng mệt nhọc mạn tính phải hội đủ hai tiêu chuẩn chủ yếu dược liệt kê và trong số các tiêu chuẩn 6 hoặc trên 6 trong số 11 tiêu chuẩn triệu chứng và 2 hoặc trên 2 trong số 3 tiêu chuẩn thăm khám thực thể, hoặc 8 hay trên 8 trong số 11 tiêu chuẩn triệu chứng.

Các tiêu chuẩn chủ yếu của HMM

Mệt nhọc kéo dài ít nhất 6 tháng

Sự bắt dầu mới của mệt nhọc kéo dài hoặc tái phát làm suy nhuợc hoặc tính dễ bị mệt nhọc ở một người không hề có tiền sừ về các triệu chứng tương tự, chúng không tan biến với việc nghỉ ngơi trên giường và đủ nghiêm trọng dể làm giảm hoặc suy yếu hoạt dộng trung bình hàng ngày tới dưới 30% mức độ hoạt động của bệnh nhân trưóc khi đau yếu trong một thời kỳ ít nhất là 6 tháng.

Loại trừ các nguyên nhân khác gây mệt nhọc mạn tính

Các bệnh trạng lâm sàng khác có thế gây ra các triệu chứng tương tự phải được loại ra bằng cách đánh giá thận trọng dựa trên bệnh sử, thăm khám lâm sàng và các điều tra labo thích đáng. Các bệnh này bao gồm ung thư, các bệnh tự miễn dịch, các nhiễm khuẩn, bệnh tâm thần mạn tính, bệnh thần kinh - cơ, bệnh nội tiết, nghiện M* t*y, hoặc các bệnh mạn tính khác được biết hoặc xác định về phổi, tim, dạ dày - ruột, gan, thận và huyết học.

Các tiêu chuẩn thứ yếu của HMM

Các tiêu chuẩn triệu chứng

Các triệu chứng phải đã bắt dầu vào thời gian hoặc sau thời gian bắt dầu bị dễ mệt nhọc tăng lên và phải đã kéo dài hoặc xẩy ra trong một thời kỳ ít nhất là 6 tháng.

Sốt nhẹ (nhiệt độ lấy ở miệng giũa 37°C và 38°C do bệnh nhân).

Đau họng.

Đau các hạch lympho cổ và nách.

Yếu toàn bộ các cơ không giải thích được.

Đau cơ.

Mệt nhọc toàn thân kéo dài (> 24 giờ) sau khi luyện tập ờ các mức độ mà trước khi đau yếu bệnh nhân đã có thể chịu dựng được dễ dàng.

Đau đầu toàn bộ (thuộc loại độ nặng và mô hình đau khác với các cơn đau đầu mà trước khi đau yếu bệnh nhân đã trải qua).

Đau di chuyển các khớp không sưng, không đỏ.

Các phàn nàn về thần kinh - tâm lý (sợ ánh sáng, ám điểm thoáng qua, hay quên khuấy, dễ nóng nẩy quá mức, bối rối, suy nghĩ khó khăn, mất khả năng chú ý, chán nản).

Rối loạn giấc ngủ (ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ).

Mô tả phức hợp triệu chứng chính như là mới phát triển trong một số giờ hoặc một ít ngày.

Các tiêu chuẩn khám thực thể

Các tiêu chuẩn này phải được thày thuổc xác minh trong ít nhất hai dịp và cách nhau ít nhất là một tháng.

Sốt nhẹ (nhiệt độ lấy ở miệng 37°C - 38°C).

Viêm họng không xuất tiết.

Các hạch ở cổ hoặc nách sờ thấy và nhậy cảm đau (< 2 cm đường kính).

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoantrieuchung/tiep-can-benh-nhan-met-nhoc/)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY