Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tiêu đàm, giảm ho cho trẻ khi giao mùa

Phụ huynh cho trẻ uống nhiều nước, giữ ấm cơ thể, dùng Thu*c theo hướng dẫn bác sĩ để cắt đứt cơn ho, giúp con khỏe mạnh, ăn ngủ ngon hơn.

Thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh thất thường khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp đi kèm triệu chứng ho có đàm ảnh hưởng đến sức khỏe. ho có đàm gây cảm giác khó chịu cho bé, nhất là khi thời tiết khiến tình trạng này có thể trầm trọng hơn. bố mẹ xót xa mỗi khi con ho từng cơn và tìm nhiều cách chữa ho đàm dứt điểm.

Nắm rõ các yếu tố quan trọng trong phòng, có đàm hỗ trợ cho bố mẹ chăm con tốt hơn. dưới đây là một số lưu ý cho phụ huynh.

Xác định nguyên nhân

Ho có đàm là cơn ho kèm theo dịch nhầy, thường xuất hiện ở người cảm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm một số bệnh liên quan đến đường hô hấp. Khi đàm ứ đọng lại quá nhiều, bé có biểu hiện nôn trớ, thở khò khè thành tiếng hoặc thở vất vả.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ho có đàm, phổ biến là thay đổi thời tiết, thời điểm trời chuyển lạnh, nhiệt độ môi trường giảm mạnh. sức đề kháng yếu nên trẻ có thể nhiễm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm xoang và ho có đàm kéo dài.

Xót xa, lo lắng là cảm xúc chung của nhiều bậc phụ huynh khi chứng kiến con khó chịu, mệt mỏi mà nguyên nhân đến từ những cơn ho, nhất là kéo dài. điều này khiến trẻ không thoải mái sinh hoạt, vui chơi, những phút giây hạnh phúc của gia đình cũng chẳng thể trọn vẹn.

[Caption] XIN NGUỒN ẢNH

Ho có đàm, đi kèm sổ mũi, mệt mỏi... khiến trẻ khó chịu. Ảnh: Shutterstock.

Xử trí khi trẻ ho có đàm

Phụ huynh cần lưu ý một số điểm quan trọng để chăm sóc con, giảm đi phần nào cảm giác khó chịu cho trẻ khi bị ốm. Tìm cách tiêu đàm cho con nhanh chóng là việc cần ưu tiên. Hiện nay, trên thị trường có đa dạng Thu*c trị ho cho trẻ. Các bậc phụ huynh nên nhờ bác sĩ tư vấn, chọn mua sản phẩm từ thương hiệu uy tín, có đầy đủ nghiên cứu lâm sàng trong trị dứt điểm ho đàm.

Phụ huynh có thể cân nhắc sản phẩm Thu*c dạng gói với hương vị trái cây dễ uống, bảo quản tiện lợi, cho trẻ mang theo đi học hoặc đi du lịch. Dạng gói cũng dễ dùng với định lượng được chia sẵn mỗi lần uống, giúp phụ huynh, người chăm sóc dễ dàng theo dõi trẻ uống Thu*c.

Đối với bé có triệu chứng ho nhưng vẫn chơi ngoan, không quấy khóc hay bỏ ăn, bố mẹ có thể tự chăm sóc con ở nhà song hành cùng giảm đàm ho. Không nên tự ý cho bé dùng kháng sinh trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ và nên cẩn trọng khi áp dụng bài Thu*c dân gian không rõ nguồn gốc.

[Caption] XIN NGUỒN ẢNH

Tùy theo tình trạng ho có đàm, bác sĩ sẽ kê Thu*c và hướng dẫn cho trẻ phù hợp nhằm giảm bệnh. Ảnh: Shutterstock.

Xây dựng, thực hiện đều đặn một số thói quen có lợi như giữ ấm cho trẻ với trang phục phù hợp; cho trẻ uống nhiều nước, nhất là nước ấm để bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Bố mẹ có thể cung cấp vitamin C bằng nước chanh, nước cam ấm và cho trẻ súc miệng bằng nước muối ít nhất 2 lần mỗi ngày để vệ sinh họng sạch. Những biện pháp này có thể giúp tiêu đàm, giảm ho, tăng sức đề kháng và diệt vi khuẩn gây bệnh.

Thay đổi một số thói quen không có lợi như tắm cho trẻ quá lâu, tiếp xúc với bụi, gió lạnh hay ra ngoài mà không đeo khẩu trang. Khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày, tham gia hoạt động thể chất để tăng cường sức đề kháng, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh.

Trên đây là lưu ý quan trọng để tiêu đàm, giảm ho cho trẻ nhỏ tại nhà mà bố mẹ có thể tham khảo, giúp trẻ nhỏ giảm ho đàm, nhất là trong giai đoạn chuyển mùa từ hạ sang thu hoặc đông sang xuân

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/tieu-dam-giam-ho-cho-tre-khi-giao-mua-4241864.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY