Dinh dưỡng hôm nay

TP.HCM không xét nghiệm COVID-19 định kỳ với quy mô toàn dân

MangYTe - TP.HCM không xét nghiệm định kỳ quy mô toàn dân trên địa bàn phường, xã, thị trấn hoặc cả quận, huyện. TP test nhanh tất cả F1 trong cùng hộ gia đình và người sống trong phạm vi điểm dịch, không phân biệt tiền sử tiêm chủng, đã mắc COVID-19.

Người dân tp.hcm xếp hàng đợi xét nghiệm covid-19 - ảnh: thu hiến

Ngày 8-11, sở y tế tp.hcm cho biết đã có văn bản gửi các quận, huyện về việc hướng dẫn tạm thời thực hiện công tác xét nghiệm covid-19 trên địa bàn tp.

Theo sở y tế, việc hướng dẫn tạm thời xét nghiệm covid-19 mới này nhằm kiểm soát dịch hiệu quả, phù hợp với yêu cầu giai đoạn hiện nay theo phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt” của chính phủ, tạo điều kiện phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của tp.

Cụ thể, sở này cho biết không thực hiện xét nghiệm định kỳ với quy mô toàn dân trên địa bàn phường, xã, thị trấn hoặc cả quận, huyện.

Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh trong 6 tháng, chỉ xét nghiệm khi có triệu chứng nghi ngờ hoặc khi cần điều tra dịch tễ, người đến từ địa bàn có dịch cấp độ 4 hoặc người thuộc diện phải cách ly y tế theo quy định.

Sở y tế tp chỉ đạo các địa phương thực hiện xét nghiệm giám sát đối với các khu vực nguy cơ, nhóm nguy cơ trên địa bàn dân cư theo kế hoạch giám sát định kỳ, ngẫu nhiên của ban chỉ đạo phòng chống dịch địa phương.

Các khu vực nguy cơ là chợ đầu mối, chợ truyền thống, bến xe, siêu thị, cơ sở bảo trợ xã hội…Ngoài ra, tùy tình hình thực tế mà ban chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện có thể bổ sung thêm các khu vực nguy cơ trên địa bàn.

Nhóm nguy cơ là tiểu thương, nhân viên bán hàng, nhân viên bán vé, nhân viên bảo vệ, người lái xe máy chở khách (xe ôm), người giao hàng (shipper)...

Các đối tượng trên sẽ có tần suất xét nghiệm định kỳ hằng tháng bằng phương pháp xét nghiệm rt-pcr mẫu gộp 10. tỉ lệ lấy mẫu xét nghiệm tương ứng theo cấp độ dịch (tính theo cấp độ dịch của phường, xã, thị trấn). cụ thể: địa phương ở cấp độ 1, xét nghiệm 10% đối tượng; địa phương ở cấp độ 2, xét nghiệm 20% đối tượng; địa phương ở cấp độ 3 và cấp độ 4, xét nghiệm 30% đối tượng.

Đối với việc xét nghiệm các hộ gia đình trong khu vực cần điều tra dịch tễ theo quy trình xử lý f0 tại cộng đồng đã được sở y tế ban hành.

Sở Y tế TP.HCM chỉ đạo test nhanh tất cả F1 trong cùng hộ gia đình và người sống trong phạm vi ổ dịch, không phân biệt tiền sử có tiêm chủng hay tiền sử mắc bệnh COVID-19. Người dân tự làm hoặc nhân viên làm nếu người dân không tự làm được.

Giá xét nghiệm COVID-19 ở TP.HCM: Có nơi niêm yết 126.000 đồng, thu 276.000 đồng

Tto - bệnh viện đa khoa hoàn mỹ sài gòn niêm yết 238.000 đồng, thu 338.000 đồng; rt-pcr niêm yết 734.000 đồng, thu 934.000 đồng. bệnh viện nguyễn trãi niêm yết 126.000 đồng, thu 276.000 đồng...

THU HIẾN

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/tp-hcm-khong-xet-nghiem-covid-19-dinh-ky-voi-quy-mo-toan-dan-20211108213348585.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY